Lần đầu tiên bị cáo Trịnh Xuân Thanh mất bình tĩnh

Cựu Chủ tịch PVC Trịnh Xuân Thanh đã có lúc mất bình tĩnh khi HĐXX xét hỏi chiều 24/1.
Lần đầu tiên bị cáo Trịnh Xuân Thanh mất bình tĩnh

Chênh 18 triệu để chi ngoài hợp đồng

Tại tòa, bị cáo Nguyễn Thị Kim Thoa (Kế toán trưởng công ty 1-5) khai bà đã từng chất vấn Lê Hòa Bình (Chủ tịch HĐQT Công ty 1-5): Vì sao mua dự án Nam Đàn Plaza mà không có giấy tờ pháp lý gì trong tay, ngoài hợp đồng đặt cọc?

“Bị cáo tìm hiểu xong có nói anh Bình: sổ đỏ là 30 năm chứ không phải 50 năm, sổ đỏ còn ghi đó là khu đất nghĩa trang chứ không phải khu đô thị gì cả. Tại sao anh lại mua với giá như thế? Bị cáo với anh Bình những ngày đó rất căng thẳng”- bà Thoa khai.

Bà Thoa cũng thừa nhận được ông Bình cho biết, dự án nói trên, công ty mua từ bốn cổ đông của Công ty Xuyên Thái Bình Dương với giá 52 triệu/m2, riêng với PVPLand chỉ 34 triệu/m2.

“Anh Bình nói cho bị cáo biết 18 triệu chênh lệch đó là phải chi ngoài hợp đồng... Anh Bình yêu cầu chi tiền ngoài đến 87 tỉ đồng chứ không phải là 49 tỉ. Anh Bình nói phải chi cho ông Phong (cựu Chủ tịch HĐQT PVP Land Đào Duy Phong) 20 tỉ, ông Hùng (cựu Trưởng phòng kinh PVP Land Đặng Sỹ Hùng- đã chết) thay mặt đến nhận là 37 tỉ, số còn lại ông Huy (ông Huỳnh Nguyễn Quốc Duy- môi giới) điều tiết ai nhận thì bị cáo không biết nữa...”- bị cáo Thoa khai.

Bà Thoa cũng khai, sau khi ký hợp đồng đặt cọc, công ty có tổ chức bữa ăn tại nhà hàng My way, có sự tham gia của tất cả các cổ đông. Ngồi một lúc thì ông Duy dắt ông Trịnh Xuân Thanh đến. “Bị cáo nghe ông Thanh hỏi anh Bình là ký hợp đồng chưa? Nói nếu Đào Duy Phong, Nguyễn Ngọc Sinh không ký hợp đồng thì sẽ cách chức”- bà Thoa thuật lại và nói bà rất ngạc nhiên vì đó là công ty nhà nước, nếu bán cổ phần thì ký hợp đồng phải thông qua nghị quyết HĐQT chứ sao không ký lại nói là cách chức?.

“PVP Land không có một đồng nào cả”

Tại tòa, ông Trịnh Xuân Thanh thừa nhận mình là người ký văn bản đồng ý cho PVPLand thoái vốn tại dự án Nam Đàn Plaza.

Ông Thanh cũng khai chính ông Đào Duy Phong là người dẫn ông Huỳnh Nguyễn Quốc Duy đến phòng làm việc của mình và giới thiệu đây là nhà đầu tư bất động sản lớn ở TP. HCM, có rất nhiều tiền và đồng ý mua lại cổ phần dự án.

“Lúc đó bị cáo rất mừng, đồng ý ngay và đề xuất PVC làm tổng thầu xây lắp tòa nhà này. Anh Duy hứa  sẽ cho PVC làm tổng thầu xây lắp”- ông Thanh khai.

HĐXX hỏi: “Bị cáo có hỏi PVPLand dựa trên cơ sở nào để đưa ra giá đất là 25 triệu USD không?”. Ông Thanh đáp: “Tại thời điểm đó, PVPLand không có một đồng nào cả, nên những con số đó chỉ là những con số nhảy múa thôi, không phải con số thật. Lúc đó TP. Hà Nội yêu cầu phải nộp 800 tỉ tiền gì đấy bị cáo không nhớ...”. (Chủ tọa sau đó ngắt lời ông Thanh).

.“Tờ trình thể hiện giá đất là 25 triệu USD đúng không?”- HĐXX hỏi tiếp.

+Bị cáo không quan tâm đến con số đó vì lúc đó, PVP Land không có tiền để triển khai dự án này. Đơn vị này lúc đó rất khó khăn nên mới phải tái cơ cấu chuyển về đơn vị của bị cáo, vì phần vốn của họ đã tiêu hết rồi. Vì vậy khi gặp anh Duy, anh ấy nói có tiền thì bị cáo rất mừng.

Ông Thanh sau đó khẳng định chỉ gặp ông Duy hai lần, trong đó có một lần gặp ở phòng làm việc và một lần nữa trong một quán ăn gần cơ quan ông. Kể về cuộc gặp lần thứ hai này, ông Thanh khai: “Bị cáo đi với một nhóm anh em khác thì Duy chạy ra khoe với bị cáo rằng vừa ký hợp đồng xong. Bị cáo sau đó còn vào chào, uống một cốc bia chúc mừng mọi người mua được cổ phần của PVP Land...”.

.“Bị cáo có hỏi Sinh và Phong về việc ký hợp đồng không?”- HĐXX hỏi tiếp. Ông Thanh đáp là “không”.

HĐXX sau đó dẫn lời khai trên của bị cáo Thoa tại tòa. “Như thế là mâu thuẫn. Duy nói với bị cáo là vừa ký hợp đồng xong thì tại sao bị cáo còn hỏi đã ký hợp đồng chưa?”- ông Thanh nói.

Ông Thanh đồng thời cũng khẳng định chỉ gặp bị cáo Thái Kiều Hương (Phó TGĐ Công ty VietSan) đúng một lần ở nhà hàng số 1 Xuân Diệu.

“Tất cả các lời khai là nói dối. Bị cáo không biết gì về anh Duy. Chính anh Phong dẫn Duy đến giới thiệu là Duy mua, bây giờ nói ngược lại, Bị cáo rất ngạc nhiên. Rất mâu thuẫn. Chính các anh ấy dẫn đến bây giờ lại bảo là bị cáo giới thiệu người mua...

Bị cáo gặp cô Hương đúng một lần. Làm sao bị cáo chỉ đạo cô Hương 40 triệu, 30 triệu. Bị cáo làm TGĐ, Chủ tịch HĐQT công ty nhà nước bao nhiêu năm, làm sao vừa mới quen đã bàn nhau mười mấy tỉ. Một điều vô lý. Ở phiên xét xử trước, bị cáo bị chung thân rồi, bị cáo không việc gì phải nói dối”- ông Thanh rất gay gắt nói.

Thấy ông Thanh mất bình tĩnh, HĐXX dừng việc xét hỏi ông Thanh để công bố lời khai của bị cáo Lê Hòa Bình (vắng mặt tại tòa). 

Gần cuối giờ chiều qua, sau phần xét hỏi của đại diện VKS, HĐXX cho phép các luật sư tham gia xét hỏi.

Theo Báo Pháp Luật

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…