Lạng Sơn: Thu ngân sách 8 tháng đạt gần 1.900 tỷ đồng

Theo thông tin từ Cục Thuế Lạng Sơn, lũy kế thu ngân sách 8 tháng đầu năm 2022 đơn vị thực hiện được 1.897,24 tỷ đồng, đạt 80,7% dự toán năm 2022, bằng 93,8% so cùng kỳ năm 2021.
Lạng Sơn: Thu ngân sách 8 tháng đạt gần 1.900 tỷ đồng

Trong đó, các khu vực, khoản thu, đơn vị đạt mức thu khá so dự toán như: Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 237,8%; thuế thu nhập cá nhân đạt 106,5%; Chi cục Thuế khu vực II đạt 139,8%; Chi cục Thuế khu vực IV đạt 106,7%; Chi cục Thuế TP. Lạng Sơn; Chi cục Thuế khu vực I đạt 104%.

Tuy nhiên, vẫn còn đơn vị, khu vực thu, sắc thuế đạt thấp so với dự toán như: Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước Trung ương mới đạt 49% dự toán; thu thuế bảo vệ môi trường đạt 51% dự toán; Chi cục Thuế khu vực huyện Cao Lộc đạt 50,2% dự toán.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, thu ngân sách nhà nước 8 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 1.200 nghìn tỷ đồng, bằng 85,6% dự toán; trong đó, thu nội địa ước đạt gần 954,6 nghìn tỷ đồng, bằng 81,1% dự toán, tăng 15,9% so cùng kỳ năm 2021.

Được biết, năm 2022, dự toán thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được Bộ Tài chính giao là 7.750 tỷ đồng, trong đó, thu nội địa 2.250 tỷ đồng, thu từ xuất nhập khẩu 5.500 tỷ đồng; HĐND tỉnh giao 7.850 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, Trung Quốc đưa ra nhiều biện pháp để kiểm soát chặt chẽ đối với hàng hóa và phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu, đồng thời, thay đổi phương thức giao nhận hàng hóa làm giảm năng lực thông quan tại các cửa khẩu. Bên cạnh đó, đối với thu nội địa, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ gặp nhiều khó khăn (trên địa bàn tỉnh có 1.897/2.473 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này); thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước Trung ương trên địa bàn đạt thấp so với cùng kỳ do một số tập đoàn lớn thực hiện phân bổ số nộp ngân sách thấp; việc thu phí dịch vụ hạ tầng dịch vụ khu vực cửa khẩu giảm sâu…

Để khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả công tác thu ngân sách, phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách được giao, cơ quan thuế, hải quan cùng các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố đã và đang tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để rà soát, khai thác hiệu quả nguồn thu, tăng cường công tác chống thất thu…

Xem thêm

Cổ phiếu SII có nguy cơ bị hủy niêm yết

Cổ phiếu SII có nguy cơ bị hủy niêm yết

Nếu Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 tiếp tục ghi nhận lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ là số âm, CTCP Hạ tầng Nước Sài Gòn (HOSE: SII) khả năng cao sẽ bị hủy niêm yết trên sàn HOSE.

Có thể bạn quan tâm

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…