Lãnh đạo mua bán cổ phiếu: “Thay máu”?

Tuần từ 27/2 đến 3/3 có khá nhiều giao dịch của lãnh đạo doanh nghiệp với lượng cổ phiếu cũng thuộc hàng khủng. Liệu có phải là dấu hiệu cho thấy một sự “thay máu” ban điều hành hay cổ đông lớn tại cá
Lãnh đạo mua bán cổ phiếu: “Thay máu”?

Tâm điểm giao dịch được chú ý nhất tuần qua có lẽ đến từ hai vị lãnh đạo của Sacombank (mã STB) bao gồm Chủ tịch Kiều Hữu Dũng và Thành viên HĐQT Nguyễn Văn Cựu khi lần đầu tiên đăng ký mua vào tổng cộng 800,000 cp.

Mặc dù lượng mua không nhiều so với tỷ lệ cổ phiếu STB đang lưu hành, chỉ chưa tới 1%, nhưng hành động này đã gây chú ý bởi thực hiện ngay sau động thái NHNN quyết định chấm dứt vai trò quản trị, điều hành của cha con ông Trần Bê và ông Trầm Khải Hoàn tại Sacombank Trước đó, cả hai vị lãnh đạo đều không nắm giữ bất kỳ cổ phiếu STB nào.

Từ cuối năm 2016 đến nay, cổ phiếu STB cũng đang nhích từng bước từ 7,500 đồng/cp để thoát khỏi cái bóng dưới mệnh giá (lên mức 10,900 đồng/cp khi đóng cửa phiên 03/03). Như vậy, nếu muốn mua lượng cổ phiếu trên, hai vị lãnh đạo STB sẽ chi khoảng 8 tỷ đồng để được sở hữu số cổ phiếu như ý.

Mặc dù chưa niêm yết, nhưng ngay sau khi cổ phiếu VIB lên UPCoM, vị Phó TGĐ Loic Michel Marc Faussier đã rất quyết tâm mua vào hơn 1 triệu cp VIB khi hai lần đăng ký mua bằng được số cổ phiếu này.

Cũng ở chiều hướng tăng sở hữu, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Lương Trí Thìn của DXG đã gom vào 3 triệu cp để tăng sở hữu từ mức 5.69% lên 6.87%, tương ứng hơn 17 triệu cp DXG. Với mức giá hiện tại 17,300 đồng/cp, khả năng vị Chủ tịch này đã phải chi một số tiền không nhỏ, khoảng 51 tỷ đồng để mua thành công số cổ phiếu trên.

Cổ phiếu DXG cũng đang đi lên trong thời gian qua khi tăng 33% trong 1 quý vừa qua với khối lượng bình quân khá lớn, hơn 1.79 triệu đơn vị/ngày, nhất là sau khi đơn vị này công bố kết quả kinh doanh ấn tượng với lãi ròng 537 tỷ, vượt kế hoạch đề ra và EPS 3,964 đồng.

Trái với động thái liên tục bán ra của cổ đông lớn là CTCP Thương mại và Đầu tư Thăng Long Hà Nội, thì con gái của Phó Chủ tịch LSS Lê Trung Thành lại liên tục mua vào cổ phiếu này khi mua thành công 500,000 cp và tiếp tục đăng ký gom thêm 1 triệu cp để nâng sở hữu lên hơn 2%. Trong khi tại LSS không có nhiều biến động về kết quả kinh doanh năm 2016 và cổ phiếu này đang trong giai đoạn đi ngang.

Tại SAM đang có sự "thay máu" ban điều hành khi liên tục miễn nhiệm và bổ nhiệm người mới vào HĐQT. Thêm vào đó, cổ đông lâu năm là CTCP Đầu tư và Thương mại Xuất nhập khẩu HFC Việt Nam cũng đang từng bước giảm nắm giữ tại đây.Ở chiều hướng ngược lại, vợ chồng Phó Chủ tịch SAM Đỗ Văn Trắc đã thoái hết hơn 11 triệu cp, tương ứng 6% vốn tại đây. Với mức giá hơn 9,000 đồng/cp, nhiều khả năng vợ chồng vị Phó Chủ tịch này đã thu về hơn 102 tỷ đồng từ các giao dịch này. Tuy nhiên, tin vui cho SAM là khi vợ chồng Phó Chủ tịch thoái thì Tổng giám đốc Trần Anh Vương cũng mua vào đúng lượng cổ phần đó để nâng sở hữu lên hơn 11 triệu, chiếm hơn 6% vốn tại đây.

Cũng là những giao dịch đáng chú ý và gây bất an trong tuần qua khi Chủ tịch và 2 Ủy viên HĐQT của MST đã và đang liên tục bán ra lượng lớn cổ phiếu đang nắm giữ gần 2 triệu cp, tương ứng tỷ lệ dự kiến giảm từ 25.6% xuống còn 14.76%. Trong khi đó tại MST chưa xuất hiện thông tin gì bất lợi hay có sự thay đổi lớn nào./.

Theo Hoàng Nguyên/Vietstock

>> Rời Sacombank, gia đình ông Trầm Bê còn những gì?

Có thể bạn quan tâm

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index vừa hoàn tất kỳ đánh giá quý 1/2025, loại bỏ DIG và bổ sung VPI vào danh mục của Fubon ETF. Sự thay đổi này phản ánh chiến lược điều chỉnh của các quỹ ETF ngoại, ảnh hưởng đến dòng vốn và xu hướng thị trường...