LANXESS tự tin khởi đầu năm tài chính 2021, dự kiến lợi nhuận từ 900 triệu – 1 tỷ EUR

LANXESS - tập đoàn hóa chất chuyên dụng đến từ Đức vừa khởi đầu năm tài chính 2021 với những dự báo về ngành công nghiệp đầu ra sẽ phục hồi mạnh mẽ. Do vậy dự đoán thu nhập EBITDA trước ngoại lệ sẽ đạt từ 900 triệu - 1 tỷ EUR cho cả năm tài chính 2021.

LANXESS đã kiên cường vượt qua năm tài chính 2020, một năm đầy biến động do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Thu nhập EBITDA trước ngoại lệ đạt 862 triệu EUR, chỉ thấp hơn 15,4% so với con số 1,019 tỷ EUR của năm tài chính 2019. Do đó, thu nhập EBIDTA được ghi nhận ở mức cao trong phạm vi dự báo (820- 880 triệu EUR). Ngày 26/1/2021, công ty đã công bố số liệu sơ bộ cho quý 4 đầy khởi sắc, với nhiều bộ phận kinh doanh phát triển tốt hơn kỳ vọng. Bất chấp tình hình dịch bệnh, lợi nhuận biên EBITDA trước ngoại lệ vẫn đạt mức 14,1%, so với 15,0% của năm trước đó.

“Trong năm 2020, chúng tôi đã đạt được các kết quả kinh doanh khả quan bất chấp đại dịch COVID-19 và đặc biệt đã kết thúc quý 4 một cách mạnh mẽ. Vị thế ổn định của Tập đoàn, được phản ánh qua tỷ suất lợi nhuận - cho thấy LANXESS đã vững vàng vượt qua các thử thách mà đại dịch COVID-19 mang lại”, ông Matthias Zachert - Chủ tịch Hội đồng quản trị LANXESS AG cho biết.

Năm 2020, LANXESS ghi nhận tổng doanh thu 6,104 tỷ EUR, giảm 10,3% so với 6,802 tỷ EUR của năm trước. Lãi ròng từ các bộ phận đang hoạt động tăng mạnh lên 908 triệu EUR, so với 240 triệu EUR ghi nhận trong năm trước. Điều này được lý giải nhờ việc thoái vốn tại công ty hóa chất Currenta – thương vụ được hoàn tất cuối tháng 4/2020. Do vậy, tổng nợ tài chính phải trả giảm từ 1,742 tỷ EUR vào cuối năm 2019 xuống còn 1,012 tỷ EUR tính tới thời điểm 31/12/2020.

Ngoài ra cổ tức cho năm 2020 dự kiến sẽ tăng trở lại. Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát sẽ đề xuất mức cổ tức là 1,00 EUR/cổ phiếu - cao hơn khoảng 5% so với năm 2019 – tại Đại hội cổ đông thường niên sẽ được tổ chức trực tuyến vào ngày 19/5/2021. Tổng số tiền chi trả cổ tức dự kiến sẽ rơi vào khoảng 87 triệu EUR.

Với việc bán hai bộ phận kinh doanh hóa chất công nghiệp màng và crôm (đã hoàn tất), và mảng kinh doanh hóa chất da (đã được công bố), trong năm 2020, LANXESS đã thoái vốn một cách có hệ thống ở các lĩnh vực không còn phù hợp với chiến lược hóa chất chuyên dụng trọng tâm. Với các động thái này, tập đoàn đã thiết lập nền tảng để phát triển và sinh lời tốt hơn. Việc bán cổ phần của LANXESS tại công ty hóa chất Currenta cũng đã cung cấp một cơ sở tài chính vững chắc đễ hỗ trợ việc hiện thức hóa chiến lược của tập đoàn.

Trong năm 2021, LANXESS nhìn nhận nhiều cơ hội tăng trưởng và sẽ tập trung đẩy mạnh các sản phẩm bảo vệ người tiêu dùng. Chỉ trong vòng vài tuần, LANXESS đã công bố mua lại 3 doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Với việc mua lại INTACE – công ty chuyên về các chất diệt khuẩn của Pháp – được hoàn tất, LANXESS đã mở rộng phạm vi cung cấp thuốc chống nấm cho các sản phẩm giấy và bao bì. Trong tương lai, LANXESS sẽ mở rộng đáng kể danh mục sản phẩm phục vụ thị trường vệ sinh thú y đang phát triển với việc mua lại Theseo - nhà cung cấp chất khử trùng và vệ sinh thú y. Giao dịch dự kiến ​​sẽ hoàn tất vào quý 2/2021.

Vào giữa tháng 2/2021, LANXESS đã công bố việc mua lại tập đoàn Emerald Kalama Chemical (Mỹ) - thương vụ mua lại lớn thứ hai trong lịch sử tập đoàn. Thương vụ này không chỉ giúp LANXESS tiếp thêm sức mạnh cho bộ phận bảo vệ người tiêu dùng, mà còn mở đường để LANXESS khai thác các lĩnh vực ứng dụng mới với tỷ suất lợi nhuận cao như công nghiệp thực phẩm và thuốc thú y. LANXESS dự kiến ​​giao dịch sẽ được hoàn tất vào nửa cuối 2022, sau khi được các cơ quan quản lý phê duyệt.

Xem thêm

LANXESS điều chỉnh dự phóng kết quả kinh doanh 2020

LANXESS điều chỉnh dự phóng kết quả kinh doanh 2020

Sau quý 3 năm tài chính 2020, công ty hóa chất chuyên dụng LANXESS đã cập nhật điều chỉnh dự phóng kết quả kinh doanh cho năm 2020 và dự đoán thu nhập EBITDA trước ngoại lệ sẽ đạt từ 820-880 triệu EUR.

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…