Liên tiếp các dự án đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu được hình thành

Thời gian qua, có rất nhiều tỉnh, thành phố đã tiến hành phê duyệt dự án đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu…

Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An vừa có Quyết định số 283/QĐ-UBND phê duyệt dự án “Hạ tầng ưu tiên và phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Vinh" với tổng mức đầu tư hơn 4.502 tỷ đồng, dự án do Ủy ban nhân dân thành phố Vinh làm chủ đầu tư.

Về mục tiêu tổng quát của dự án nhằm giảm thiểu rủi ro ngập úng tại khu vực đô thị chính và tăng cường khả năng quản lý đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu của thành phố Vinh.

biến đổi khí hậu
Sơ đồ quy hoạch dự án thành phố Vinh

Đồng thời, hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng tích hợp và phát triển khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của thành phố Vinh. Góp phần phát triển đô thị bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội toàn diện cho thành phố Vinh và tỉnh Nghệ An.

Bên cạnh đó, sẽ làm giảm ngập lụt và thích ứng với biến đổi khí hậu cho thành phố thông qua các hoạt động cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước. Cải thiện điều kiện môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thông qua việc cải tạo, nâng cấp sông Vinh và hệ thống thu gom, xử lý nước thải.

Tổng vốn đầu tư dự án trên gần 4.502 tỷ đồng, gồm vốn vay Ngân hàng Thế giới là gần 3.000 tỷ đồng; vốn đối ứng hơn 1.502 tỷ đồng.

Cũng vừa mới đây, ngày 10/1/2023, Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu tại thành phố Sơn La.

Mục tiêu tổng quát của dự án là giải quyết tổng thể các vấn đề về phòng chống lũ lụt, thoát nước đô thị; cải thiện môi trường, không khí; xử lý nước thải và bảo vệ môi trường nước của thành phố Sơn La, hướng tới chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và tạo tiền đề cho phát triển đô thị xanh, nhanh và bền vững trong tương lai.

Mục tiêu cụ thể nhằm đảm bảo khả năng tiêu thoát nước, thoát lũ thông qua suối Nậm La; tăng cường năng lực thoát nước của hệ thống hạ tầng, phòng chống ngập úng trong khu vực đô thị; bổ sung diện tích công viên, hồ điều hòa nhằm cải thiện môi trường không khí, nhiệt độ, góp phần tăng cường khả năng giữ nước, thoát nước tự nhiên, phòng chống ngập úng; nâng công suất, mở rộng phạm vi thu gom và xử lý nước thải đô thị trên địa bàn 2 phường còn lại của thành phố Sơn La.

Trong nghị quyết nêu rõ, dự án này có tổng mức đầu tư hơn 970,5 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA là 720 tỷ đồng, vốn ODA không hoàn lại là 41,3 tỷ đồng và vốn đối ứng là 209,2 tỷ đồng.

Biến đổi khí hậu
Một góc thành phố Hà Tĩnh

Hiện nay, thành phố Hà Tĩnh cũng đang tập trung cao thực hiện các phần việc chuẩn bị khởi động dự án hạ tầng ưu tiên và phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Hà Tĩnh.

Đến nay, dự án đã được các bộ, ngành Trung ương có ý kiến thẩm định đề xuất dự án. Sắp tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất dự án. Dự kiến tổng mức đầu tư của dự án là hơn 3.354 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là hơn 2.362 tỷ đồng (chiếm 70,61%), còn lại là nguồn đối ứng từ ngân sách tỉnh Hà Tĩnh.

Dự án này, nhằm mục tiêu hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng tích hợp, thích ứng với biến đổi khí hậu của thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận bằng các giải pháp giảm thiểu ngập lụt, phát triển giao thông liên kết vùng và các hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao đời sống người dân, phát triển đô thị bền vững, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội toàn diện.

Xem thêm

Một doanh nghiệp tại Nghệ An xin đầu tư nhà ở xã hội tại Lâm Đồng

Một doanh nghiệp tại Nghệ An xin đầu tư nhà ở xã hội tại Lâm Đồng

Công ty CP Địa ốc Kim Thi, đơn vị có trụ sở tại TP.Vinh, tỉnh Nghệ An, vừa có văn bản đề xuất tham gia đầu tư xây dựng Dự án nhà ở xã hội khu quy hoạch 5B-CC5, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Đây là dự án đã được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng vốn gần 420 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…