Liên tục phát hiện số lượng lớn mỹ phẩm bất hợp pháp

Trong những ngày qua, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Kiên Giang và Quảng Bình đã phát hiện số lượng lớn sản phẩm mỹ phẩm có xuất xứ từ nước ngoài bất hợp pháp.

Thông tin từ Tổng Cục QLTT, lực lượng QLTT tỉnh Kiên Giang vừa phát hiện, tạm giữ 21.600 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm và hơn 44.000 cây dao chưa xác định được chủ sở hữu hợp pháp.

Theo đó, từ nguồn tin báo của cơ sở, qua thẩm tra xác minh có dấu hiệu vi phạm, lúc 23 giờ 40 phút, ngày 30/11/2021, Đoàn kiểm tra Đội QLTT số 3 tiến hành khám phương tiện vận tải biển số 68A – 029.01 tại khu vực tổ 2, khu phố Hòa Lập, thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.

Kết quả khám phương tiện, Đoàn kiểm tra phát hiện hàng hóa có xuất xứ nước ngoài, không có hóa đơn chứng từ kèm theo bao gồm 21.600 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm và hơn 44.000 cây dao, tổng trị giá hàng hóa trên 1 tỷ đồng. Qua làm việc ban đầu với người điều khiển phương tiện vận tải, toàn bộ số hàng hóa trên được được thuê chở đi thành phố Hồ Chí Minh. Do chưa xác định được chủ sở hữu hợp pháp của lô hàng, Đoàn kiểm tra đã lập biên bản tạm giữ toàn bộ hàng hóa để tiếp tục xác minh làm rõ vi phạm.

QLTT tỉnh Quảng Bình phát hiện hàng trăm sản phẩm mỹ phẩm không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp
QLTT tỉnh Quảng Bình phát hiện hàng trăm sản phẩm mỹ phẩm không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp

Tại Quảng Bình, ngày 01/12/2021, Đội Quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình đã tiến hành kiểm tra đột xuất đối với hộ kinh doanh JOLIE NGUYEN có địa chỉ tại số 145 Hai Bà Trưng, phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình do ông Phạm Ngọc Đ sinh năm 1996 làm chủ, phát hiện thu giữ hàng trăm sản phẩm mỹ phẩm không có hóa đơn, chứng từ.

Cụ thể, tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện 343 đơn vị sản phẩm gồm các loại kem dưỡng, kem chống nắng, mặt nạ dưỡng da, nước tẩy trang, sữa rửa mặt, xịt khoáng, son môi các nhãn hiệu Avène, VICHY, BIODERMA, LA ROCHE-POSAY, Evoluderm, LANEIGE, innisfree,... có xuất xứ tại các nước: Pháp, Hàn Quốc, Bê-la-rút, Nhật Bản, Mỹ, Canada, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hoá.

Bên cạnh đó, toàn bộ số hàng hoá nói trên có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 1 đã ban hành quyết định tạm giữ toàn bộ số tang vật nói trên để tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật, trị giá hàng hoá tạm giữ ước tính hơn 90.000.000 đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...