LienVietPostBank dự chi 1.800 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn năm 2020

Theo thống kê tổng hợp của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), trong 9 tháng năm 2022, LienVietPostBank cũng đã mua lại 8.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn.
LienVietPostBank dự chi 1.800 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn năm 2020

Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank - mã chứng khoán LPB) vừa thông báo mua lại trước hạn lô trái phiếu hơn 1.814 tỷ đồng phát hành ra công chúng cách đây 2 năm. Lô trái phiếu này được phát hành vào ngày 24/11/2020, có kỳ hạn 7 năm và LienVietPostBank có quyền mua lại toàn bộ.

Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không có bảo đảm, không kèm chứng quyền, xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp và thoả mãn các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của LienVietPostBank theo quy định hiện hành.

Trái phiếu phát hành ra công chúng Ngân hàng Bưu điện Liên Việt năm 2020 có mệnh giá 10 triệu đồng/trái phiếu, với mã trái phiếu là LPB7Y202001, kỳ hạn 7 năm. Trái phiếu là LPB7Y202001 được phát hành vào ngày 24/11/2020 với tổng khối lượng trái phiếu đang lưu hành là 1.814,280 tỷ đồng.

Ngày thanh toán lãi của kỳ tính lãi thứ hai là 24/11/2022. Ngày thực hiện quyền mua lại là tròn hai năm kể từ ngày phát hành.

Theo thông báo của LienVietPostBank, nguồn tiền để mua lại trái phiếu LPB7Y202001 là nguồn thu nợ gốc/lãi của các khoản vay được tài trợ vốn từ nguồn vốn phát hành trái phiếu và nguồn vốn huy động khác, nguồn vốn tự tích luỹ, lợi nhuận hoạt động kinh doanh và năng lực tài chính của Tổ chức phát hành.
LienVietPostBank cũng cho biết, chậm nhất ngày 2/12/2022, Tổ chức Phát hành công bố thông tin báo cáo kết quả mua lại trước hạn.

Theo thống kê tổng hợp của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), trong 9 tháng năm 2022, LienVietPostBank cũng đã mua lại 8.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn.

Thị trường trái phiếu thời gian qua chứng kiến hoạt động mua lại trái phiếu trước hạn khối lượng lớn của nhiều doanh nghiệp và ngân hàng.

Số liệu của VCBS cho thấy, khối lượng trái phiếu mua trước hạn trong 9 tháng năm 2022 đạt 135.180 tỷ đồng. Lượng mua lại trái phiếu có xu hướng tăng cao kể từ tháng 6/2022.

Đứng đầu danh sách này là các ngân hàng thương mại như BIDV mua lại lượng trái phái trước hạn với giá trị 12.672 tỷ đồng; VIB 8.800 tỷ đồng; LPB 8.000 tỷ đồng; SHB 5.450 tỷ đồng, TPBank 4.900 tỷ đồng; OCB 4.700 tỷ đồng…

Động thái mua lại trái phiếu trước hạn diễn ra trong bối cảnh thanh khoản của hệ thống ngân hàng vốn đang ở trạng thái không được dồi dào. Về tăng trưởng tín dụng, số liệu mới cập nhật từ NHNN cho thấy, tính đến ngày 20/10, tín dụng tăng 11,38% so với cuối năm 2021, trong khi cung tiền M2 tăng 3,09% và huy động vốn tăng 4,8%.

Nhóm doanh nghiệp bất động sản đứng vị trí thứ hai về lượng trái phiếu được mua lại trước hạn. Trong đó, Công ty Azura mua lại hơn 7.300 tỷ trái phiếu trước hạn, Yamagata mua lại gần 4.800 tỷ, Osaka Garden mua lại 3.400 tỷ đồng.

Xem thêm

LienVietPostBank sắp chào bán 4.000 tỷ đồng trái phiếu

LienVietPostBank sắp chào bán 4.000 tỷ đồng trái phiếu

LienVietPostBank dự kiến phát hành tối đa 4.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không có bảo đảm, không kèm theo chứng quyền, là nợ thứ cấp và thỏa mãn các điều kiện để được tính vào vốn cấp 2 của tổ chức phát hành.

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...