Lỗ hổng về công khai tham nhũng tại DN

Những đại án tham nhũng được đưa ra xét xử thời gian gần đây cho thấy việc công khai thông tin hoạt động doanh nghiệp (DN) và cơ chế giám sát, phòng chống tham nhũng (PCTN) đang bị bỏ ngỏ, còn nhiều l
Lỗ hổng về công khai tham nhũng tại DN

Cơ chế giám sát, phòng chống tham nhũng còn nhiều lỗ hổng khiến việc phát hiện các DNNN hoạt động thua lỗ bị chậm trễ. Ảnh: Lê Tiên

Theo khuyến nghị của Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI), đã đến lúc Chính phủ cần có cơ chế khuyến khích DN công khai thông tin (tài chính, phi tài chính, các chính sách và chương trình PCTN) kèm theo các biện pháp trừng phạt thích đáng cho các DN.

Hơn 50% DN không công khai chương trình PCTN

Trong bối cảnh đó, TI vừa đưa ra Báo cáo “Đánh giá thực tiễn công bố thông tin của 45 DN lớn nhất tại Việt Nam” (Báo cáo TRAC Việt Nam 2018) dựa trên 3 khía cạnh: công khai thông tin về các chương trình PCTN; minh bạch trong cấu trúc và tỷ lệ sở hữu; và công khai thông tin tài chính cơ bản theo cơ chế báo cáo quốc gia. Trong số 45 DN này, có 15 DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), 15 DN niêm yết (PLC) và 15 DN nhà nước (SOE).

Theo Báo cáo, một trong những điểm tích cực có sự cải thiện đáng kể so với kết quả của Báo cáo TRAC Việt Nam 2017 là việc minh bạch về tỷ lệ sở hữu, cấu trúc và danh sách các công ty con. Có hơn 30% DN trong Báo cáo đạt điểm tối đa 100% về mức độ công khai. Nhóm DN niêm yết và DN nhà nước có điểm số cao hơn đáng kể so với các loại hình DN khác. Các DN trong nước thể hiện tốt hơn so với các DN FDI. Điều này cho thấy thiếu sót của các DN FDI trong việc thực hiện công bố thông tin bên ngoài lãnh thổ của họ.

Tuy nhiên, 2 phương diện còn lại là công khai thông tin về các chương trình PCTN và thông tin tài chính cơ bản theo cơ chế báo cáo quốc gia lại gần như không có chuyển biến tích cực nào hoặc có công khai nhưng mức độ còn rất thấp.

Các DN được đánh giá đạt điểm thấp với mức trung bình là 15% trong việc công khai thông tin về các chương trình PCTN. Đặc biệt, hơn 50% các DN trong Báo cáo không công khai bất kỳ thông tin nào về khía cạnh này. Trong khi đó, các DN FDI có kết quả đánh giá tốt hơn các DN Việt Nam với điểm trung bình là 31%, bởi vì họ phải tuân thủ theo các quy định của công ty mẹ.

Đáng thất vọng hơn, các thông tin tài chính cơ bản theo cơ chế báo cáo quốc gia, theo kết quả đánh giá TRAC 2018, hầu như không có chuyển biến tích cực so với TRAC 2017. Trong số 18 DN lớn nhất được khảo sát có hoạt động bên ngoài Việt Nam (lĩnh vực công nghệ thông tin), không có DN nào công khai thông tin tài chính cơ bản tại các quốc gia nơi họ hoạt động.

Lỗ hổng pháp lý

Theo bà Nguyễn Thị Kim Liên - cố vấn quốc gia của Tổ chức Hướng tới minh bạch (cơ quan đầu mối quốc gia của TI), sở dĩ phần lớn các DN thực hiện công khai thông tin trên phương diện tỷ lệ sở hữu, cấu trúc và danh sách các công ty con tốt hơn so với kết quả đánh giá của hai phương diện còn lại là vì Việt Nam đã ban hành các quy định về công khai thông tin đối với các DN nhà nước và các công ty đại chúng về tỷ lệ sở hữu, cấu trúc và danh sách các công ty con.

Trong khi đó, pháp luật Việt Nam lại chưa có quy định yêu cầu DN phải công khai các chương trình PCTN. Nguyên nhân của điểm số thấp còn do các DN còn thiếu các chương trình PCTN phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tương tự, nguyên nhân dẫn đến tình trạng DN “né” công khai thông tin tài chính cơ bản tại các quốc gia nơi họ hoạt động là do pháp luật của Việt Nam không yêu cầu rõ ràng việc công khai thông tin tài chính của các công ty con (bao gồm các công ty hoạt động bên ngoài Việt Nam).

Để khắc phục tình trạng nêu trên, xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch hơn, chia sẻ với Báo Đấu thầu, bà Nguyễn Thị Kiều Viễn - Giám đốc Tổ chức Hướng tới minh bạch cho rằng, trong thời gian tới, Nhà nước cần ban hành các khung pháp luật, cơ chế khuyến khích tất cả các DN thực hiện công khai thông tin liên quan đến PCTN cả về thông tin tài chính, phi tài chính, các chính sách và chương trình PCTN.

Riêng đối với các đối tượng doanh nghiệp có nguy cơ xảy ra tham nhũng cao, cần có những quy định bắt buộc việc công khai thông tin đến các chương trình PCTN, kèm các biện pháp trừng phạt thích đáng, nếu không thực hiện... Bên cạnh đó, Nhà nước cần tăng cường thực thi các quy định về công khai thông tin DN thông qua giám sát và kiểm tra định kỳ để xác định DN không tuân thủ, tránh trường hợp “nhờn luật”, vì có quy định nhưng không ai theo dõi, giám sát và xử phạt.

Theo Báo Đấu thầu

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...