LPBank công bố thông tin cổ đông lớn

Ông Nguyễn Đức Thụy đang nắm hơn 70,7 triệu cổ phiếu LPB, tương đương 2,76% vốn điều lệ. Trong khi đó, những người liên quan nắm giữ hơn 3,8 triệu cổ phiếu LPB, tương ứng 0,0002% vốn điều lệ...

LPBank công bố thông tin cổ đông lớn

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Lộc Phát Việt Nam (LPBank - mã chứng khoán LPB) vừa công bố thông tin về cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của ngân hàng này. Động thái của LPBank diễn ra nhằm thực hiện quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Theo đó, cổ đông cá nhân đang sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên tại ngân hàng này là ông Nguyễn Đức Thụy, Chủ tịch Hội đồng quản trị và những người liên quan.

Cụ thể, ông Thụy đang nắm hơn 70,7 triệu cổ phiếu LPB, tương đương 2,76% vốn điều lệ. Trong khi đó, những người liên quan nắm giữ hơn 3,8 triệu cổ phiếu LPB, tương ứng 0,0002% vốn điều lệ.

Theo tìm hiểu, ông Nguyễn Đức Thụy được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị LPBank từ tháng 12/2022. Ông Thụy sinh năm 1976, tốt nghiệp Trường Đại học Bang Colorado (Colorado State University, Mỹ).

Trước khi gia nhập ngành ngân hàng với cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị LPBank hồi tháng 5/2021, ông Nguyễn Đức Thụy từng lãnh đạo nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, từ tài chính - chứng khoán đến thể thao, xi măng, năng lượng…

Một cổ đông tổ chức nắm giữ trên 1% vốn điều lệ LPBank là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, với hơn 167 triệu cổ phiếu LPB tương đương tỷ lệ sở hữu 6,54% vốn điều lệ.

Mới đây, LPBank đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ 6 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 5.919 tỷ đồng, tăng trưởng 142% so với cùng kỳ.

Trước đó, lợi nhuận trước thuế quý 1 của ngân hàng này đạt hơn 2.886 tỷ đồng. Như vậy, ước tính lợi nhuận quý 2 của LPBank sẽ ở mức trên 3.000 tỷ đồng, gấp gần 3,5 lần cùng kỳ năm trước.

Trong năm 2024, LPBank đặt kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận trước thuế đạt mức 10.500 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2023. Như vậy, ngân hàng này đã thực hiện được hơn 56% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

anh-chup-man-hinh-2024-07-25-luc-152158-6738.png
Diễn biến cổ phiếu LPB trong thời gian qua

Những tín hiệu tích cực về hoạt động kinh doanh của ngân hàng này đã giúp cổ phiếu LPB có chuỗi tăng điểm lập kỷ lục. Cổ phiếu này đã tăng một mạch từ vùng 17.000 đồng/cổ phiếu hồi đầu tháng 4 lên tới đỉnh lịch sử hơn 32.000 đồng/cổ phiếu. Những ngày qua, bất chấp thị trường chứng khoán triền miên trong sắc đỏ, cổ phiếu LPB chỉ giảm nhẹ và đóng cửa ở mức 30.400 đồng/cổ phiếu (kết phiên giao dịch 25/7).

Trước đó không lâu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp thuận cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt chính thức đổi tên thương mại thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Lộc Phát Việt Nam. Tên tiếng Anh là Fortune Vietnam Joint Stock Commercial Bank, tên viết tắt bằng tiếng Anh là LPBank và mã chứng khoán niêm yết là LPB vẫn giữ nguyên. LPBank khẳng định việc thay đổi tên gọi sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như quyền lợi của khách hàng, đối tác và cổ đông.

Kế hoạch thay đổi tên thương mại đã được Đại hội đồng cổ đông LPBank thông qua vào ngày 17/4/2024.

Phía đại diện ngân hàng cho biết, với tên gọi mới là Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam, từ "Lộc" mang ý nghĩa sự may mắn, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển kinh doanh không chỉ dành cho khách hàng mà còn cho chính ngân hàng. "Phát" là kết quả tốt đẹp của sự hợp tác và phát triển, đồng thời thể hiện tầm nhìn của ngân hàng trong việc tiến tới sự phồn vinh và thịnh vượng cùng khách hàng, cộng đồng và đất nước.

Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, các ngân hàng phải công khai thông tin cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ ngân hàng. Tính đến thời điểm hiện tại, ngoại trừ ngân hàng LPBank, mới chỉ có ngân hàng OCB, Eximbank, VPBank, MSB và MB Bank đã công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên.

Xem thêm

Loạt doanh nghiệp và cá nhân sở hữu lượng lớn cổ phiếu tại các ngân hàng thương mại

Loạt doanh nghiệp và cá nhân sở hữu lượng lớn cổ phiếu tại các ngân hàng thương mại

Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 1/7, các ngân hàng phải công khai thông tin cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ ngân hàng. Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi cũng giảm giới hạn tỷ lệ sở hữu cho cổ đông là tổ chức (gồm cổ phần cổ đông đó sở hữu gián tiếp) từ 15% xuống 10%...

Cần “lấp” khoảng trống tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Cần “lấp” khoảng trống tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Khoảng trống tài chính của doanh nghiệp SME ở Việt Nam ước tính khoảng 24 tỷ USD - gấp 2,11 lần mức cho vay doanh nghiệp SME hiện tại. Trong khi đó, khoảng trống tài chính của doanh nghiệp SME tại các nước đang phát triển chỉ cao hơn 1,23 lần các khoản vay hiện thời dành cho doanh nghiệp SME...

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...