Lý do nào khiến Uber bị hất cẳng tại một loạt khu vực?

Uber xuất hiện tại Châu Á vào năm 2013 và gần như chiếm thế độc tôn, nhưng chỉ vài năm các đối thủ giành lại thị trường từ gã khổng lồ từ chính sự am hiểu địa phương của mình, trong khi Uber vẫn miệt
Lý do nào khiến Uber bị hất cẳng tại một loạt khu vực?

Sự thật chỉ rõ, Ola đã chiến thắng Uber bởi công ty này cho phép khách hàng đặt xe trên website, qua tổng đài và linh hoạt trả cước bằng tiền mặt ngay khi xuất hiện trên thị trường. Và mới đây, hãng taxi công nghệ Uber đang tích cực đàm phán về việc bán hoạt động của mình tại Ấn Độ cho Ola - đối thủ chính của Uber tại thị trường quốc gia Nam Á này. 

Còn Grab cũng chủ động "huấn luyện" các đối tác 2 bánh của mình cách sử dụng smartphone trong công việc, tập trung phát triển ứng dụng với ngôn ngữ địa phương và hỗ trợ đặt xe qua giọng nói…

Trên thực tế, rất nhiều khách hàng nghe và hiểu về mô hình Uber nhưng đã quyết định tải Grab, Ola và Go-Jek về sử dụng vì cảm thấy chúng "phù hợp".

Tại Trung Đông, Uber vẫn rất chật vật cạnh tranh với một đối thủ nội địa mang tên Careem. Startup "nhà quê" này đã tập trung giải quyết các vấn đề văn hóa và xã hội như việc phụ nữ mong muốn được đi một mình, tài xế nữ… thay vì chỉ tập trung giải quyết vấn đề giao thông cao siêu như Uber. 

Uber bị hất cẳng tại thị trường Châu Á được cho là lớn nhất thế giới với hơn 494,3 triệu người dùng tiềm năng vào 2022 la một hệ quả tất yếu. Từ Trung Quốc, Nga cho đến Đông Nam Á, các công ty mới nổi đang lần lượt hất cẳng đại gia Mỹ ra khỏi sân nhà bằng sự am hiểu phong tục địa phương.

Cũng giống như khi Uber rời khỏi thị trường Trung Quốc, rất nhiều khách hàng tại đây đã phàn nàn về sự "lộng hành" của Didi khi không còn đối thủ nào xứng tầm.

Các khách hàng đã quá quen với khuyến mãi và những cuộc cạnh tranh về giá nhưng lợi ích này sẽ không kéo dài mãi. Giá trị thật sự của những ứng dụng gọi xe chỉ trở nên rõ ràng hơn khi thị trường không còn những cuộc chiến tranh giành của những tên tuổi lớn.

Việc Uber ngậm ngùi rời khỏi thị trường Đông Nam Á sẽ khiến cuộc cạnh tranh trong khu vực này chuyển thành một cuộc "nội chiến" giữa Grab và Go-Jek. Nó cũng là một bằng chứng thuyết phục cho thấy xu hướng mua bán và sáp nhập (M&A) sẽ ngày một trở nên phổ biến hơn do sự phức tạp của từng thị trường địa phương.

Sau cuộc "thanh trừng" Uber đình đám này, thị trường gọi xe chắc chắn sẽ còn những thay đổi lớn thông qua việc các mô hình kinh tế truyền thống tăng cường phát triển và thâu tóm công nghệ mới, các gã khổng lồ địa phương tiến hành đánh chiếm các thị trường hàng xóm khi Uber không còn nữa, và cũng sẽ có những tập đoàn nước ngoài nhân cơ hội này tiến nhanh vào để chiếm lấy thị trường mà Uber đang bỏ ngỏ.

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...