May Sông Hồng báo lãi lớn khi chờ lên sàn

Lũy kế 9 tháng đầu năm, May Sông Hồng đạt tổng doanh thu 2.985 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 335 tỉ đồng, tăng trưởng lần lượt 21% và 106%.
May Sông Hồng báo lãi lớn khi chờ lên sàn

CTCP May Sông Hồng vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2018 với doanh thu thuần 1.189 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ tăng 69% lên 23 tỉ đồng, chi phí bán hàng giảm 12%, trái lại chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng 17%.

Giá vốn hàng bán tăng 19% lên 946,7 tỷ đồng, chậm hơn tốc độ tăng doanh thu giúp lãi gộp May Sông Hồng tăng gần 60% lên 242 tỷ đồng.

Biên lãi gộp trong quý 3/2018 của công ty tương ứng 20,4%, cải thiện đáng kể so với mức 16% cùng kỳ năm trước.

Doanh thu tài chính trong kỳ tăng 10 tỷ đồng lên 23,2 tỷ đồng, trong khi tổng các chi phí phát sinh trong kỳ (chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp) chiếm 104,3 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ 2017.

Kết quả, May Sông Hồng ghi nhận 129 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý 3/2018, gấp gần 2,7 lần thực hiện trong quý 3 năm trước. Nguyên nhân của sự tăng trưởng đột biến này được May Sông Hồng giải thích là do dịch chuyển sản xuất sang mảng FOB.

FOB – Free On Board ( hoặc Freight on Board) là điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm của người bán khi hàng đã lên boong tàu. Có nghĩa là hàng chưa lên tàu thì mọi trách nhiệm thuộc về người bán (seller), sau khi hàng đã lên tàu thì tất cả rủi ro, trách nhiệm chuyển cho người mua (buyer).

Lũy kế 9 tháng đầu năm, May Sông Hồng ghi nhận doanh thu 2.985 tỷ đồng – tăng 21%; Lợi nhuận sau thuế 273,2 tỷ đồng – tăng 100% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 9 tháng đạt 8.387 đồng.

Tại thời điểm cuối quý 3, tổng tài sản của May Sông Hồng đạt 2.584 tỉ đồng, trong đó tiền mặt và tiền gửi 520 tỉ đồng. Giá trị phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng 54% so với đầu năm lên 694 tỉ đồng, giá trị hàng tồn kho 563 tỉ đồng. Tổng nợ cuối kì 1.556 tỉ đồng, gấp 1,5 lần vốn chủ; giá trị nợ vay tài chính ngắn dài hạn khoảng 734 tỉ đồng. Lợi nhuận chưa phân phối cuối kỳ 366 tỉ đồng, ngoài ra còn có khoản quỹ đầu tư phát triển giá trị 184 tỉ đồng.

Mới đây, May Sông Hồng đã nộp hồ sơ niêm yết trên HoSE với mã chứng khoán MSH. Vốn điều lệ May Sông Hồng là 476,28 tỷ đồng.

Tại thời điểm 30/6, cơ cấu cổ đông của May Sông Hồng như sau: ông Bùi Đức Thịnh (Chủ tịch HĐQT) nắm 21,63% vốn điều lệ, ông Bùi Việt Quang (thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đôc ) nắm 10,92%, bà Nguyễn Thị Đào và bà Bùi Thu Hà nắm lần lượt 7,24% và 7,09%, CTCP Chứng khoán FPT nắm 13,61%, còn lại 39,53% thuộc về các cổ đông khác.

May Sông Hồng là một trong những công ty sản xuất hàng may mặc, chăn ga gối đệm lớn nhất tại Việt Nam. Hiện May Sông Hồng có 20 xưởng sản xuất, tập trung chủ yếu trong địa bàn tỉnh Nam Định.

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...