Theo đó, MB được chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 23.727 tỷ đồng lên 24.417 tỷ đồng.
MB có trách nhiệm thực hiện thực hiện việc tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật, bao gồm việc tuân thủ giới hạn sở hữu cổ phần của các cổ đông và người có liên quan của những cổ đông này theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và các văn bản hướng dẫn sau khi tăng vốn; Tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về chứng khoán liên quan việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ.
MB có trách nhiệm thông báo cho các tổ chức, cá nhân mua cổ phần của MB thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của cổ đông theo đúng quy định tại Điều 54 Luật Các Tổ chức tín dụng năm 2010 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Điểm a(ii) Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 50/2018/TT-NHNN quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong đó lưu ý phải: Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn góp, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần tại tổ chức tín dụng; không sử dụng nguồn vốn do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng để mua, nhận chuyển nhượng cổ phần…
Trước đó, cổ đông của MB thông qua phương án tăng vốn điều lệ thêm 20%, từ 21.604 tỷ đồng lên 25.841 tỷ đồng trong 2 đợt. Ngân hàng đã hoàn tất việc tăng vốn đợt 1 (thêm hơn 1.690 tỷ đồng) thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2018 với tỷ lệ 8%.
Theo kế hoạch ở đợt 2, MB tiến hành chào bán riêng lẻ 258,4 triệu cổ phần, tương ứng với 10% vốn điều lệ, trong đó có hơn 47 triệu cổ phiếu quỹ do ngân hàng đang nắm giữ.