TPBank vẫn phải “co kéo” lợi nhuận bù đắp âm vốn

Mặc dù đã thoát lỗ lũy kế từ năm 2015, song TPBank hiện vẫn phải dùng lợi nhuận để bù đắp phần âm thặng dư vốn cổ phần sau đợt phát hành dưới mệnh giá hồi 2012.
TPBank vẫn phải “co kéo” lợi nhuận bù đắp âm vốn

TPBank đang khắc phục dần thua lỗ lũy kế và bù đắp âm thặng dư vốn do phát hành cổ phần dưới mệnh giá

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) dự kiến sẽ họp Đại hội cổ đông thường niên vào sáng ngày 21/4 tại Hà Nội. Năm 2016, kết quả kinh doanh của TPBank có tăng trưởng khả quan hơn, cụ thể, huy động vốn đạt 55.082 tỷ đồng, tăng 40%, cho vay khách hàng tăng 68% đạt 47.326 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,66% lên 0,7% dư nợ và dưới ngưỡng an toàn. Lợi nhuận trước thuế cả năm 2016 đạt 707 tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước.

Theo tờ trình phân phối lợi nhuận, sau khi trừ đi các khoản thuế và trích quỹ, lợi nhuận còn lại của TPBank là 480 tỷ đồng. Về lý thuyết phần lợi nhuận này có thể chia cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ lên đến 8% bằng tiền mặt.

Tuy nhiên, Hội đồng quản trị TPBank trình ĐHCĐ không chia cổ tức, mà dùng toàn bộ số 480 tỷ đồng để bù đắp phần thặng dư vốn cổ phần còn âm tại thời điểm 31/6/2016. Dù bù đắp 480 tỷ đồng, ngân hàng vẫn còn âm hơn 238 tỷ đồng thặng dư vốn.

Được biết, hồi cuối năm 2012, TPBank thực hiện chào bán 225 triệu cổ phần với giá dưới mệnh giá là 6.000 đồng/CP để tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 5.550 tỷ đồng. Do đó, ngân hàng bị âm thặng dư vốn gần 1.020 tỷ đồng và bị lỗ lũy kế 1.250 tỷ đồng (cuối năm 2011 lỗ lũy kế 1.367 tỷ đồng).

Qua các năm, TPBank đã dùng lợi nhuận để bù đắp lỗ lũy kế và đến năm 2015 đã thoát lỗ dù vẫn bị âm thặng dư vốn cổ phần.

Năm 2017, TPBank đặt mục tiêu kinh doanh cao hơn, gồm: tiền gửi khách hàng 71,607 tỷ, cho vay khách hàng 56,791 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 30% và 20% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế 2017 dự kiến tăng 10% lên 780 tỷ đồng. Dù vậy, nếu tiếp tục phải dùng lợi nhuận để bù đắp thặng dư vốn bị âm thì TPBank sẽ không còn bao nhiêu lợi nhuận để chia cổ tức cho cổ đông./.

>> Ngân hàng dồn dập tăng vốn: Khéo chia cổ tức… giấy

Có thể bạn quan tâm

Tỷ giá giảm sâu, Kho bạc Nhà nước muốn mua thêm 100 triệu USD

Tỷ giá giảm sâu, Kho bạc Nhà nước muốn mua thêm 100 triệu USD

Kho bạc Nhà nước chào mua ngoại tệ trong bối cảnh tỷ giá USD/VND tiếp đà giảm sâu. Đây là lần thứ ba trong năm 2024 cơ quan này thông báo mua ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại. Trước đó, Kho bạc Nhà nước đã chào mua tối đa 150 triệu USD vào ngày 5/9 và 100 triệu USD vào ngày 22/5...

Ngân hàng Nhà nước: Miễn giảm lãi suất, đẩy mạnh vay mới khôi phục sản xuất sau cơn bão số 3

Ngân hàng Nhà nước: Miễn giảm lãi suất, đẩy mạnh vay mới khôi phục sản xuất sau cơn bão số 3

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng tổng hợp thiệt hại của khách hàng vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão theo các quy định hiện hành...

Bức tranh tổng quan ngành ngân hàng và triển vọng tăng trưởng năm 2024

Bức tranh tổng quan ngành ngân hàng và triển vọng tăng trưởng năm 2024

Sự phục hồi của nền kinh tế sẽ tiếp tục đẩy nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tăng cao để mở rộng sản xuất, và đồng thời kích thích tiêu dùng của người dân. Do đó, tăng trưởng tín dụng năm 2024 hoàn toàn có thể đạt 14% - 15%, tiệm cận mức mục tiêu của Chính phủ đề ra...

Ngân hàng “hốt bạc” nhờ kinh doanh chứng khoán

Ngân hàng “hốt bạc” nhờ kinh doanh chứng khoán

Khảo sát từ báo cáo tài chính bán niên năm 2024 tại các ngân hàng thương mại cổ phần cho thấy, rất nhiều nhà băng thu về lãi lớn nhờ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh tăng trưởng cao…