Miễn giảm lãi vay cho khách hàng bị thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) và NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi.
Miễn giảm lãi vay cho khách hàng bị thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi

NHNN cho biết, thời gian quan dịch tả lợn Châu Phi có dấu hiệu bùng phát tại Việt Nam, hiện đã phát sinh tại 20 tỉnh, thành phố trên cả nước, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và đời sống người chăn nuôi lợn. 

Theo đó, NHNN yêu cầu các TCTD chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn do dịch tả lợn Châu Phi gây ra để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.

Các phương án hỗ trợ được đề cập đến như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất sau dịch kết thúc, thực hiện xử lí nợ đối với khách hàng bị thiệt hại về vốn vay,...

Đồng thời, NHNN cũng chỉ đạo các chi nhánh của TCTD trên địa bàn có dịch chủ động phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ người dân trong quá trình xử lí các đề nghị tháo gỡ khó khăn đối với vốn vay theo qui định.

NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố nắm sát diễn biến dịch trên địa bàn, chỉ đạo các TCTD kịp thời thống kê dư nợ cho vay chăn nuôi lợn, dư nợ bị thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi gây ra để chủ động có biện pháp xử lý, tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi lợn.

Cùng với đó, phối hợp với các Sở, ban, ngành kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố các giải pháp xử lý rủi ro, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi lợn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Đồng thời, báo cáo UBND tỉnh, thành phố những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền để được hỗ trợ trong quá trình triển khai.

Chỉ đạo trên của NHNN là phù hợp với định hướng thúc đẩy và phát triển các lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Định hướng này được cụ thể hóa trước tiên ở những giải pháp yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường cho vay các lĩnh vực ưu tiên.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, theo quy định thiệt hại của các tổ chức tín dụng đến từ việc khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất cho người vay chịu thiên tai, dịch bệnh sẽ được bù đắp bởi ngân sách nhà nước do đó, không loại trừ khả năng có sự thông đồng, cấu kết giữa hộ/doanh nghiệp chăn nuôi với cán bộ ngân hàng và của cơ quan hữu quan để khai khống thiệt hại, làm tăng khoản đền bù từ ngân sách.

 >> Mạnh dạn "cởi trói" cho hoạt động ngân hàng

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...