Mới chỉ cắt bỏ được 12,5% số điều kiện kinh doanh

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, còn tới 2.690 điều kiện kinh doanh cần phải cắt giảm, thuộc trách nhiệm của 14 bộ, ngành.
Mới chỉ cắt bỏ được 12,5% số điều kiện kinh doanh

Mặc dù ngày 15/8 là hạn cuối cùng để các bộ ngành thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, cắt bỏ 50% điều kiện kinh doanh, tuy nhiên đến nay số thủ tục được cắt bỏ mới chỉ đạt 12,5%. Như vậy, còn tới 2.690 điều kiện kinh doanh cần phải cắt giảm, thuộc trách nhiệm của 14 bộ ngành.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), cần phải có một cơ chế kiểm soát độc lập về việc đặt ra những điều kiện kinh doanh mới, những giấy phép kinh doanh mới, không để tình trạng các Bộ, ngành đặt ra các điều kiện kinh doanh, mà không cân nhắc đến lợi ích chung, quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.

“Việc đặt ra các giấy phép kinh doanh mà nhiều trong số đó không hợp lý, gây  phiền hà tốn kém cho hoạt động kinh doanh. Trước hết là do thói quen quản lý, rất nhiều cơ quan quản lý muốn đặt ra giấy phép để dễ dàng trong quản lý của mình, mặc dù nó có thể gây hậu quả rất lớn cho những người kinh doanh. Thứ hai là có bóng dáng của lợi ích và nhiều điều kiện kinh doanh được sử dụng như là một công cụ để gạt những doanh nghiệp nhỏ ra khỏi thị trường”, ông Đậu Anh Tuấn nói.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.