Môi trường kinh doanh Việt Nam 2018: Cuộc đua không điểm dừng

Những mục tiêu mới cho môi trường kinh doanh Việt Nam trong năm 2018 tiếp tục được đề xuất trong Dự thảo Nghị quyết 19 phiên bản 2018. Không có khái niệm dừng nghỉ trong cuộc đua này.
Môi trường kinh doanh Việt Nam 2018: Cuộc đua không điểm dừng

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm có thể tiết kiệm được 10 triệu ngày công

Món quà đầu năm

Không phải bỗng nhiên hội thảo mở hàng năm mới Mậu Tuất 2018 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lại liên quan đến Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Khoảng thời gian nghỉ Tết đã khiến giới kinh doanh không tận hưởng ngay được hiệu ứng của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP – văn bản nghị định hiếm hoi có hiệu lực ngay từ ngày ký là 2/2/2018.

Nhưng lúc này, các doanh nghiệp đang sẵn sàng. Các con số được giới chuyên gia tính toán, đó là việc thực thi Nghị định 15/2018/NĐ-CP sẽ giảm trên 90% chi phí hành chính, giúp tiết kiệm 10 triệu ngày công, khoảng 3.700 tỷ đồng; không còn đại diện 3 bộ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thường trực ở cửa khẩu nữa… khiến doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực sự phấn khích.

Thậm chí, ngay cả trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực thipháp luật về an toàn thực phẩm được nâng lên 100% với sản phẩm của mình sau khi những thủ tục hành chính phía cơ quan quản lý nhà nước được cởi bỏ cũng không khiến giới kinh doanh phân vân.

“Chúng tôi cho rằng, yêu cầu 100% trách nhiệm, hay quản lý hậu kiểm không phải là một áp lực mà chính là động lực để doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, nỗ lực tạo ra những sản phẩm chất lượng đưa đến người tiêu dùng”, ông Diệp Hồng Khôn, đại diện Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cho biết.

Nhưng vấn đề là Nghị định 15/2018/NĐ-CP không quy định trực tiếp cho đơn vị nào của địa phương quản lý mà giao cho UBND tỉnh, thành phố quyết định, dựa theo tình hình thực tế của từng địa phương. Sự phân cấp mạnh mẽ này sẽ giảm tải áp lực quản lý cho các cơ quan cấp bộ, ngành, tránh chồng chéo trong quản lý, đồng thời nâng cao hiệu quả thực hiện, nhưng đòi hỏi sự thay đổi lớn trong các cấp thực thi, nếu chậm chuyển động, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các quy định mang tính cải cách. Chỉ tính riêng quyền lợi mới mà doanh nghiệp được hưởng là tự công bố sản phẩm phụ thuộc khá nhiều vào cơ quan có thẩm quyền này.

“Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu các địa phương nhanh chóng thực hiện, không để thời gian chuyển tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp”, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cam kết.

Những dấu mốc thách thức

Sự phấn khích mà Nghị định 15/2018/NĐ-CP không giới hạn trong nhóm doanh nghiệp nào. Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI còn gọi đây là món quà đầu năm đầy ý nghĩa mà Chính phủ, Bộ Y tế dành cho cộng đồng doanh nghiệp.

"Đề xuất một số chỉ tiêu cải thiện môi trường kinh doanh

1. Cải thiện chỉ số Khởi sự kinh doanh tăng thêm ít nhất 40 bậc:

- Bãi bỏ thủ tục Thông báo mẫu con dấu, thủ tục đăng ký tài khoản ngân hàng với cơ quan đăng ký kinh doanh;

- Thực hiện cơ chế “một cửa” trong đăng ký lao động và BHXH; rút ngắn thời gian doanh nghiệp mua hóa đơn VAT hoặc tự in hóa đơn xuống dưới 4 ngày.

2. Cải thiện chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng thêm 10 bậc; chỉ số phá sản doanh nghiệp thêm 10 bậc.

3. Hoàn thành việc bãi bỏ ít nhất 1/3-1/2 số quy định hiện có về điều kiện kinh doanh; kiến nghị bãi bỏ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thu hẹp Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

4. Giảm ít nhất 50% các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành; Giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 30 – 35% hiện nay xuống còn 15%.

“Nghị định 15/2018/NĐ-CP đặt dấu chấm hết cho quá trình gian nan, gian khổ, hết sức hành chính, hình thức, không nâng cao được an toàn thực phẩm, mà chỉ gây tốn kém cho xã hội. Đây là cuộc cách mạng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, trên hết là sự thay đổi tư duy quản lý, từ tiền kiểm sang hậu kiểm, phân quyền mạnh mẽ hơn”, ông Lộc chia sẻ.

Thậm chí, ông Lộc cho rằng, cuộc cách mạng về thủ tục hành chính mà Bộ Y tế đã làm được sẽ thúc đẩy những bộ, ngành đang chần chừ.

“Đây là lý do doanh nghiệp tin vào hiệu quả thực thi các yêu cầu của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh trong năm nay”, ông Lộc nói.

Cũng phải nói thêm cú bứt phá tăng 14 bậc của môi trường kinh doanh Việt Nam trên bảng xếp hạng Doing Business 2018 của Ngân hàng Thế giới (WB) dù là điểm nhấn đầy hứng khởi, nhưng chưa phải là điểm dừng an toàn, đứng cả ở góc độ mong muốn của doanh nghiệp và đòi hỏi của nền kinh tế.

Thậm chí, nếu so với Indonesia – đang đứng sau Việt Nam, ở thứ hạng 72 và tốc độ thăng hạng năm trước là 19 bậc, thì vị trí 68 của Việt Nam đang khá bấp bênh so với mục tiêu Chính phủ đang yêu cầu là đạt mức độ trung bình của các nước ASEAN 4. Chưa kể Thái Lan (thứ hạng 26), Brunei (thứ hạng 56) cũng ghi điểm ấn tượng khi tốc độ tăng hạng còn nhanh hơn Việt Nam, với mức tăng tương ứng là 20 và 16 bậc.

Là người phân tích diễn biến và cũng là người đề xuất các phương án cải thiện từng chỉ số của Việt Nam trên bảng xếp hạng của WB, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Cạnh tranh quốc gia (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) cảm thấy sốt ruột.

“Yêu cầu của Chính phủ không chỉ là thứ hạng mà quan trọng là chất lượng môi trường kinh doanh Việt Nam ngang hàng với trung bình các nước ASEAN 4. Trong khi đó, các nước xung quanh đang chuyển động rất nhanh. Hai năm gần đây, Indonesia và Brunei liên tục có sự thăng hạng đáng kể và với tốc độ nhanh hơn Việt Nam”, bà Thảo phân tích.

Đây là lý do Dự thảo Nghị quyết 19, phiên bản 2018 đang tính đến những mục tiêu mới đầy thách thức. Đặc biệt, thứ hạng mong muốn của môi trường kinh doanh Việt Nam trong bảng xếp hạng Doing Business 2019 của WB là tăng thêm 8-18 bậc, nghĩa là ở khoảng 60 đến 50/190.

“Với thứ hạng này, nỗ lực của từng cơ quan thực thi cải cách sẽ phải rất lớn”, bà Thảo nói.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…