Một cá nhân muốn “gom” cổ phần Prosimex giá cao hơn 130%

Mới đây, CTCP Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu (Prosimex) gửi thông báo tới cổ đông về đề nghị mua toàn bộ cổ phần thuộc sở hữu của nhóm cổ đông nhỏ lẻ. Giá mua đề nghị là 25.000 đồng/CP.
Một cá nhân muốn “gom” cổ phần Prosimex giá cao hơn 130%

Nhóm cổ đông vẫn kiên trì “bám trụ” tại chân dự án Riverside Garden (số 349 Vũ Tông Phan) để căng băng rôn đòi quyền lợi

Thông báo đề nghị mua cổ phần được Prosimex gửi tới hàng chục cổ đông nhỏ lẻ sở hữu hơn 5% vốn điều lệ công ty, tương ứng hơn 85.000 CP.

Trong thông báo, Prosimex cho biết ngày 17/11/2016, công ty đã làm việc với nhóm cổ đông này để thoả thuận phương án chuyển nhượng cổ phần. Công ty đã giới thiệu một nhà đầu tư đồng ý mua cổ phần giá 18.000 đồng/CP, song nhóm cổ đông không đồng ý mức giá này.

Tiếp đó, Prosimex đã tìm được một nhà đầu tư khác chào mua với giá 25.000 đồng/CP, cao hơn mức giá công ty đưa ra trước đó 129% (giá đề nghị 10.900 đồng/CP). Bên mua là ông Bùi Quang Đông (trú tại Xóm Tó, Tây Mỗ, Hà Nội), và hiện không phải là cán bộ, cổ đông hiện hữu của Prosimex. Với giá mua này, thì cá nhân cần chi ra hơn 2 tỷ đồng để gom hết số cổ phần của người lao động cũ.

Dù vậy, nhóm cổ đông nhỏ lẻ vẫn từ chối giao dịch bán hơn 5% cổ phần Prosimex với giá 25.000 đồng/CP. Trước đó, nhóm cổ đông này cho biết đã đưa ra mức giá bán là 80.000 đồng/CP. Nhưng phía các cổ đông lớn của Prosimex không có nhu cầu mua, còn đối tác liên doanh Videc cũng không quan tâm mua cổ phần doanh nghiệp vốn đang làm ăn thua lỗ này.

Hiện, Prosimex và nhóm cổ đông vẫn đang đàm phán, tìm kiếm nhà đầu tư chào mua cổ phần với mức giá tốt hơn để sớm kết thúc tranh chấp, khiếu kiện cũng như lùm xùm quanh dự án Riverside Garden.

Prosimex giới thiệu cho nhóm cổ đông một nhà đầu tư trả giá 25.000 đồng/CP 

Được biết, nhóm cổ đông nhỏ lẻ từng sở hữu hơn 9,6% cổ phần Prosimex, đều là cán bộ, người lao động lâu năm của công ty đã bị sa thải trước đây. Từng là 1 trong 10 doanh nghiệp lớn của Bộ Thương mại (tên cũ), Prosimex sau cổ phần hoá ngày càng làm ăn bết bát. Sau khi SCIC thoái vốn hơn 52%, công ty tiếp tục sa lầy, kinh doanh thua lỗ, âm vốn điều lệ, nợ khó đòi hàng trăm tỷ đồng… Năm 2013, Prosimex báo lỗ tới 17,2 tỷ đồng, âm cả vốn điều lệ (VĐL: 17 tỷ đồng) và năm 2014 chỉ lãi vỏn vẹn 1,4 tỷ đồng, cổ tức chỉ là 0% trong suốt 6 năm qua…

Tuy vậy, Prosimex lại rất hấp dẫn các nhà đầu tư bất động sản khi sở hữu và quản lý một số khu đất rộng lớn, có vị trí đẹp tại Hà Nội và Hải Phòng. Trong đó, khu đất số 45A ngõ 35 phố Khương Hạ (nay là số 349 Vũ Tông Phan) từng là trụ sở Prosimex, rộng hơn 8.873m2 đã được chuyển đổi mục đích sử dụng làm dự án văn phòng, nhà ở để bán.

 Một cá nhân muốn “gom” cổ phần Prosimex giá cao hơn 130% ảnh 2

Videc đóng vai trò chính trong việc đầu tư và rót vốn làm dự án Riverside Garden

Do không có đủ năng lực tài chính, HĐQT Prosimex đã tìm kiếm, lựa chọn liên kết đầu tư với đối tác ngoài là CTCP Đầu tư thiết kế và xây dựng Việt Nam (Videc) – nắm 90% vốn và giữ vai trò đại diện chủ đầu tư thực hiện dự án này.

Hồi tháng 8/2016, Videc rục rịch ra mắt dự án Riverside Garden sau khi hoàn thiện phần xây dựng móng. Song kế hoạch ra mắt phải lùi tới cuối tháng 10, để huy động vốn từ người mua nhà. Phía Videc cho biết dự án đã có đủ giấy tờ pháp lý, có bảo lãnh tiến độ của ngân hàng…

Ngay khi Videc khai trương khu nhà mẫu tại chân dự án thì nhóm cổ đông nhỏ lẻ đã kéo đến, căng băng rôn để phản ứng đòi quyền lợi với cổ phần của mình. Chứng kiến sự việc ồn ào, tranh chấp liên quan tới chủ đầu tư dự án Prosimex, nhiều khách hàng lo sợ rủi ro đến dự án này đã lập tức bỏ về, không mua nhà…

Đơn vị bán hàng – Đất Xanh Miền Bắc cũng “mất ăn, mất ngủ” vì khó tiêu thụ sản phẩm. Khi tiến độ bán hàng không đảm bảo chỉ tiêu đề ra sẽ ảnh hưởng tới tiến độ huy động vốn của chủ đầu tư, tăng thêm áp lực khó khăn cho dự án. Đồng thời, kết quả bán hàng quá thấp sẽ ảnh hưởng tới uy tín và thương hiệu nhà phân phối bất động sản của Đất Xanh Miền Bắc.

Hiện các bên liên quan vẫn chưa ngã ngũ đàm phán, thương lượng giá chuyển nhượng cổ phần. Nhóm cổ đông Prosimex vẫn kiên trì đứng quây dự án, căng băng rôn cảnh báo rủi ro tranh chấp dự án. Phía Videc cũng lập hàng rào “cố thủ” bảo vệ dự án, khu nhà mẫu. Lực lượng chức năng địa phương vẫn theo dõi sát các diễn biến tại khu vực dự án để bảo vệ an ninh trật tự, ngăn chặn xung đột kịp thời.

Ngọc Quang

 >> Thua lỗ, Prosimex bán “lúa non” dự án?

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...