Một cổ đông Eximbank lại khởi kiện

Theo nguồn tin trên báo Thanh niên, ngày 5/6 vừa qua Tòa án nhân dân Quận 1, TP.HCM thông báo thụ lý hồ sơ “yêu cầu đình chỉ thực hiện nghị quyết của hội đồng quản trị” bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị
Một cổ đông Eximbank lại khởi kiện

Cụ thể, CTCP Rồng Ngọc – đơn vị năm 1,99% cổ phần tạiEximbank yêu cầu đình chỉ Nghị quyết 231 về việc thông qua việc chấm dứt hiệu lực của Nghị quyết 112. Nghị quyết 231 do ông Lê Minh Quốc ký hủy bỏ Nghị quyết 112 bầu bà Lương Thị Cẩm Tú - Thành viên HĐQT Eximbank vào ghế Chủ tịch HĐQT.

Đồng thời, đơn đề nghị đình chỉ thực hiện nghị quyết được ban hành trên cơ sở cuộc họp HĐQT không hợp lệ ngày 20/5 bao gồm Nghị quyết 238 bầu ông Cao Xuân Ninh vào chức danh Chủ tịch HĐQT Eximbank thay cho ông Lê Minh Quốc; Nghị quyết 239 thông qua việc bổ nhiệm ông Nguyễn Cảnh Vinh - Phó tổng giám đốc thường trực giữ chức danh quyền Tổng giám đốc Eximbank; Nghị quyết 242 về việc hoãn đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 lần thứ 2 tổ chức ngày 26/5.

Theo đơn gửi tòa, công ty Rồng Ngọc cho rằng Nghị quyết 231 ban hành vi phạm pháp luật và điều lệ Eximbank. Tại thời điểm ông Lê Minh Quốc ký Nghị quyết 231, cuộc họp HĐQT chưa kết thúc, biên bản cuộc họp chưa thông qua bởi chủ tọa, thư ký và các thành viên tham dự; trong khi Nghị quyết lại có nội dung "căn cứ biên bản cuộc họp HĐQT ngày 15/5", chủ tọa, thư ký và nhiều thành viên HĐQT không hề biết gì về biên bản này.

Bên cạnh đó ngày 14/5, Tòa án có Quyết định 159 hủy bỏ quyết định 92 về việc tạm dừng thực hiện nghị quyết 112 (bãi nhiệm chức danh Chủ tịch đối với ông Lê Minh Quốc và bầu bà Lương Thị Cẩm Tú lên Chủ tịch HĐQT Eximbank).

Như vậy, Nghị quyết 112 có hiệu lực từ ngày 14/5 dù vậy ngày 15/5 , ông Lê Minh Quốc không còn là Chủ tịch HĐQT Eximbank nhưng lại ban hành Nghị quyết 231.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh, Eximbank đang chuẩn bị tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 vào ngày 21/6 tới sau 2 lần không thể tổ chức trước đó (lần 1 vào ngày 26/4 phải hoãn vì không đủ tỷ lệ tham dự theo quy định, và lần 2 thì thông báo hoãn vì "muốn chuẩn bị kỹ lưỡng hơn" khi ngày tổ chức đại hội là 26/5 đã cận kề).

Trước đóm  ngân hàng đã công bố hàng loạt các quyết định rất quan trọng bao gồm: Tòa án hủy quyết định đình chỉ tạm thời đối với quyết định 112 (bầu bà Lương Thị Cẩm Tú làm chủ tịch và miễn nhiệm ông Lê Minh Quốc); Eximbank hủy quyết định 112; miễn nhiệm chức chủ tịch HĐQT của ông Lê Minh Quốc; bầu ông Cao Xuân Ninh làm chủ tịch và bầu ông Nguyễn Cảnh Vinh làm Quyền Tổng giám đốc.

Được biết, sự bất đồng giữa các nhóm cổ đông không phải ngày một ngày hai mà đã kéo dài một thời gian tới gần 5 năm. Năm 2016, đại hội cổ đông của nhà băng này cũng đã phải trải qua đến 3 lần mới thành công.

>>Nội bộ “rối như canh hẹ”: ĐHĐCĐ của Eximbank sẽ ra sao?

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...