Ngành ngân hàng từng bước xây dựng hệ sinh thái số thông minh, bền vững

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, ngành ngân hàng đã đạt được rất nhiều những thành tựu nổi bật trong chuyển đổi số, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế, thể hiện trên các mặt từ thể chế, hạ tầng đến sản phẩm dịch vụ...

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng phát biểu khai mạc sự kiện
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng phát biểu khai mạc sự kiện

Ngày 29/5/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức sự kiện “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2025” với chủ đề: “Hệ sinh thái số thông minh trong kỷ nguyên mới”.

Đây là sự kiện thường niên quan trọng, thể hiện quyết tâm chính trị cao và cam kết mạnh mẽ của toàn ngành trong thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Phát biểu khai mạc sự kiện, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, nếu chuyển đổi số là một hành trình, dữ liệu chính là trái tim - nguồn sinh lực vận hành toàn bộ tiến trình này.

Với ngành ngân hàng, dữ liệu là chìa khóa kết nối hệ sinh thái mở, biến ngân hàng thành nền tảng tích hợp giá trị số – từ y tế, giáo dục đến thương mại - mang lại trải nghiệm xuyên suốt, liền mạch cho khách hàng. Dữ liệu cũng là yếu tố đầu vào trong tiến trình ra quyết định, nâng cao hiệu quả hoạt động, giúp dự báo rủi ro, ngăn chặn gian lận và bảo vệ hệ thống tài chính quốc gia.

Nhận thức rõ vai trò cốt lõi của dữ liệu, ngành ngân hàng đã không ngừng đổi mới, nâng cấp hạ tầng dữ liệu tập trung kết nối với các ngành, lĩnh vực khác, từng bước xây dựng một hệ sinh thái số thông minh, bền vững. Hành trình này đã được định hình qua những cột mốc quan trọng, mỗi năm là một dấu ấn khẳng định sự tiên phong và cam kết mạnh mẽ của ngành trong chuyển đổi số.

Năm 2025, tiếp nối thành công của sự kiện chuyển đổi số ngành ngân hàng các năm trước, nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ tại Nghị quyết 57-NQ/TW và bám sát chủ đề chuyển đổi số quốc gia năm 2025 “Chuyển đổi số toàn dân, toàn diện, toàn trình để tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế số”, hôm nay, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng với chủ đề “Hệ sinh thái số thông minh trong kỷ nguyên mới”, phản ánh định hướng lấy khách hàng làm trung tâm, ứng dụng công nghệ để nâng cao trải nghiệm và đáp ứng nhu cầu tài chính đa dạng.

“Chủ đề này thể hiện quyết tâm của ngành ngân hàng trong việc hiện thực hóa chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025, hướng đến hệ sinh thái số liên thông, kết nối với các ngành kinh tế khác, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế số”, Thống đốc nhấn mạnh.

Nhìn lại chặng đường qua, Thống đốc cho biết, ngành ngân hàng đã tích cực, chủ động trong triển khai các Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình hành động của Bộ Chính trị, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ và đã đạt được rất nhiều những thành tựu nổi bật trong chuyển đổi số, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế, thể hiện trên các mặt từ thể chế, hạ tầng đến sản phẩm dịch vụ.

Ngân hàng Nhà nước không ngừng hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số ngân hàng. Hạ tầng phục vụ chuyển đổi số ngành ngân hàng luôn được chú trọng đầu tư, nâng cấp, phát triển. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng xử lý bình quân 820 nghìn tỷ đồng mỗi ngày trong khi hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử xử lý 26 triệu giao dịch mỗi ngày. Hạ tầng thông tin tín dụng quốc gia nâng cấp để gia tăng khả năng xử lý, cập nhật dữ liệu tự động, đồng thời mở rộng thu thập và cập nhật dữ liệu trong và ngoài ngành với tỉ lệ cập nhật số liệu thành công từ tổ chức tín dụng đạt mức cao trên 98%. Hơn 113 triệu hồ sơ khách hàng cá nhân và hơn 711 nghìn hồ sơ khách hàng tổ chức đã được đối chiếu thông tin sinh trắc học (đạt hơn 66% tổng số lượng tài khoản thanh toán tổ chức phát sinh giao dịch trên kênh số).

Nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thân thiện giàu tiện ích, đem lại giá trị thiết thực đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của khách hàng. Nhiều nghiệp vụ cơ bản đã được số hóa hoàn toàn 100% (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, mở và sử dụng tài khoản thanh toán, mở thẻ ngân hàng, ví điện tử, chuyển tiền, cho vay...).

Nhiều tổ chức tín dụng tại Việt Nam đạt tỷ lệ giao dịch số hóa trên 95%. Đến nay, có gần 87% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng; Giá trị thanh toán không tiền mặt gấp 25 lần GDP. Việt Nam cũng tiên phong kết nối thanh toán bán lẻ xuyên biên giới qua mã QR với Thái Lan, Campuchia và Lào, hướng tới mở rộng trong khu vực Châu Á. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan với 7 năm liên tiếp dẫn đầu bảng xếp hạng cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ.

Triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, với tinh thần đồng hành với các ngành, lĩnh vực khác trong triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng và chỉ đạo các ngân hàng thương mại triển khai Chương trình tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số nhằm thực hiện các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia thuộc các lĩnh vực giao thông, điện lực và công nghệ số theo danh mục do các bộ, ngành công bố.

Đến nay, 21 ngân hàng thương mại đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực 500.000 tỷ đồng cho vay theo Chương trình với lãi suất cho vay ưu đãi bằng VND, thấp hơn tối thiểu từ 1%/năm so với mức lãi suất cho vay bình quân trung, dài hạn của chính ngân hàng cho vay áp dụng trong từng thời kỳ. Để các ngân hàng có thể sớm triển khai Chương trình tín dụng này, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tổ chức thực hiện trong phạm vi thẩm quyền.

Thống đốc cho biết, với chủ đề “Hệ sinh thái số thông minh trong kỷ nguyên mới”, Sự kiện Chuyển đổi số Ngành Ngân hàng 2025 không chỉ là dịp ghi nhận những thành tựu, kết quả triển khai chuyển đổi số, thanh toán không tiền mặt, hướng đến thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ theo “Bộ tứ chiến lược” gồm: Nghị quyết 57, 59, 66, 68; mà còn thể hiện sự đồng hành của ngành Ngân hàng trong phát triển hệ sinh thái số các ngành, lĩnh vực khác, cùng hướng đến mang lại sản phẩm tiện tích cho người dân, doanh nghiệp, góp phần thực hiện hóa mục tiêu phát triển nền kinh tế số, xã hội số.

Tham gia sự kiện “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2025”, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) giới thiệu giải pháp thanh toán tích hợp hiện đại, tiện lợi, đồng hành cùng các đơn vị hành chính sự nghiệp và bật mí về mô hình Ngân hàng tương lai (Bank of Future - BOF) với những giải pháp cải tiến đột phá.

shb.jpg
Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc SHB trình bày giải pháp thanh toán tích hợp trước Thủ tướng và lãnh đạo Nhà nước

Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc SHB chia sẻ: “Với chiến lược chuyển đổi toàn diện và sự cộng hưởng đến từ những tập đoàn công nghệ hàng đầu, SHB hướng đến việc xây dựng một ngân hàng tương lai, thật sự thấu hiểu và phát triển vì khách hàng. Với tác động của cuộc cách mạng số hóa, ngân hàng hiện nay không chỉ có nhiệm vụ cung cấp các giải pháp tài chính mà còn góp phần tái định nghĩa những trải nghiệm khách hàng trong thời đại số.”

Với phương châm “Lấy khách hàng và thị trường làm trung tâm”, SHB đang tăng tốc chuyển đổi số, ứng dụng những công nghệ hiện đại tiên tiến nhất vào hành trình trải nghiệm khách hàng, các sản phẩm dịch vụ số hóa được “may đo” chuyên biệt phù hợp với từng nhu cầu của các bệnh viện, trường học, đơn vị hành chính… hỗ trợ và đồng hành trong công cuộc chuyển đổi số của đất nước. Dịch vụ tài chính toàn diện cho khối đơn vị hành chính sự nghiệp giải pháp thanh toán tích hợp là một trong những sản phẩm nổi bật.

Đến nay, hàng trăm đơn vị hành chính sự nghiệp là trường học, bệnh viện, tổ chức nhà nước, doanh nghiệp nhà nước… tin tưởng sử dụng sản phẩm dịch vụ của SHB. Các giải pháp tài chính dành cho đơn vị hành chính sự nghiệp được ứng dụng công nghệ hiện đại, tích hợp các chức năng thanh toán với phần mềm quản lý, giúp các đơn vị đẩy mạnh chuyển đổi số, tiết kiệm nguồn lực, thời gian trong việc quản lý thanh toán, quản trị tài chính hiệu quả.

Bên cạnh các giải pháp số dành cho khách hàng doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp…, SHB đồng thời phát triển nhiều sáng kiến số cho khách hàng cá nhân, liên tục cải tiến ứng dụng ngân hàng số SHB SAHA, đảm bảo các giao dịch tài chính thông suốt và đồng bộ trên mọi kênh giao dịch. Tỷ trọng giao dịch qua kênh số và nền tảng online của SHB liên tục tăng trong nhóm đầu ngành. Đến nay, hơn 95% các nghiệp vụ, quy trình của SHB được số hóa. Hơn 98% giao dịch của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đều được thực hiện hoàn toàn thông qua kênh số Mobile banking, Internet banking.

Bank of Future (Ngân hàng tương lai) - mô hình SHB hướng đến tích hợp trọn vẹn các nền tảng công nghệ hiện đại, hàng đầu như AI, Big Data, Machine Learning… vào tất cả quy trình, giải pháp, dịch vụ, sản phẩm.

Dự án được kỳ vọng sẽ thay đổi toàn diện năng lực cạnh tranh, năng lực phục vụ khách hàng của SHB và mang lại những kết quả quan trọng trong năm 2025 và 2026 bao gồm: các dịch vụ kỹ thuật số nâng cao, số hóa hành trình khách hàng, nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng cường tự động hóa, tăng trưởng hiệu quả dựa trên kỹ thuật dữ liệu, hiện đại hóa ngân hàng lõi… tăng cường tính ổn định và khả năng mở rộng hạ tầng công nghệ, đồng thời thúc đẩy năng lực phát triển sản phẩm và dịch vụ giải pháp tiên tiến.

Đồng thời, dự án sẽ hiện đại hóa toàn bộ quy trình hoạt động và vận hành của các đơn vị kinh doanh, chi nhánh, phòng giao dịch thiết lập nền tảng công nghệ có khả năng mở rộng trong tương lai để hỗ trợ sự tăng trưởng và đổi mới của ngân hàng trong dài hạn.

Quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ của SHB đóng góp vào công cuộc chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ của đất nước nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Tiếp nối hành trình 32 năm, SHB sẽ tiếp tục phát huy vai trò, vị thế của tổ chức tài chính hàng đầu, đồng hành cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Xem thêm

Hội nghị phát động phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” và “Bình dân học vụ số” của ngành ngân hàng gắn với Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.

“Bình dân học vụ số” trong ngành ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước phát động hai phong trào thi đua lớn: “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” và “Bình dân học vụ số”, nhằm hiện thực hóa Nghị quyết 57-NQ/TW và thúc đẩy chuyển đổi số toàn ngành...

Có thể bạn quan tâm

Ngành bảo hiểm viết lại vai trò của mình

Ngành bảo hiểm viết lại vai trò của mình

Việc hiểu đúng và ứng dụng hiệu quả kiến thức hoạch định tài chính cá nhân không chỉ nâng tầm chất lượng dịch vụ tư vấn bảo hiểm, mà còn góp phần định hình sự phát triển bền vững cho cả nghề nghiệp lẫn ngành bảo hiểm…

Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp phép nhập khẩu vàng trở lại, bỏ độc quyền vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp phép nhập khẩu vàng trở lại, bỏ độc quyền vàng miếng

Cục trưởng Cục quản lý ngoại hối cho biết Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp giấy phép cho một số doanh nghiệp, ngân hàng đáp ứng điều kiện được sản xuất vàng miếng; được nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và phục vụ nhu cầu vàng nguyên liệu cho sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ...

Ngân hàng đối mặt với vòng xoáy trích lập dự phòng

Ngân hàng đối mặt với vòng xoáy trích lập dự phòng

Nợ xấu - vốn từng là điểm nghẽn lớn của hệ thống ngân hàng - đã đi qua thời kỳ khó khăn nhất, song bài toán duy trì chất lượng tài sản tốt và củng cố bộ đệm dự phòng vẫn cần được đặt lên hàng đầu, nhằm đảm bảo sự ổn định và sức chống chịu của toàn hệ thống trong thời gian tới...