Vốn điều lệ của ngân hàng ACB sẽ nâng lên gần 51.400 tỷ đồng

ACB đã phát hành thêm tối đa gần 670 triệu cổ phần, tương ứng gần 6.700 tỷ đồng vốn điều lệ, sau thay đổi trên, tổng vốn điều lệ của ngân hàng cũng nâng lên gần 51.367 tỷ đồng...

Vốn điều lệ của ngân hàng ACB sẽ nâng lên gần 51.400 tỷ đồng

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (mã chứng khoán: ACB) vừa công bố thông tin thay đổi tổng số lượng cổ phiếu lên hơn 5,1 tỷ cổ phiếu, sau đợt phát hành cổ tức 2024 với tỷ lệ 15% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu tại ngày chốt quyền sẽ được nhận 15 cổ phiếu mới).

Theo đó, ACB đã phát hành thêm gần 670 triệu cổ phiếu, qua đó tăng vốn điều lệ thêm gần 6.700 tỷ đồng. Nhờ đó, vốn điều lệ của ngân hàng đã được nâng từ mức 44.667 tỷ đồng lên gần 51.367 tỷ đồng.

Phía ngân hàng cho biết, việc gia tăng vốn điều lệ là một bước đi chiến lược nhằm bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, phục vụ cho các hoạt động cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu chính phủ, đồng thời hỗ trợ tài chính cho các dự án chiến lược và đầu tư cơ sở hạ tầng của ngân hàng trong thời gian tới.

Mới đây, ngân hàng này có thông báo sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 26/5 tới đây để thực hiện chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt và cổ phiếu.

Ngân hàng dự kiến trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%, tương đương cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 1.000 đồng. Với hơn 4,46 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ngân hàng sẽ cần khoảng 4.467 tỷ đồng cho đợt chi trả này. Ngày thanh toán dự kiến là 3/6.

Hiện, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Hùng Huy đang nắm giữ hơn 153 triệu cổ phiếu, là cá nhân có tỷ lệ sở hữu lớn nhất tại ACB. Dựa trên kế hoạch chi trả cổ tức lần này, ông Huy dự kiến nhận về hơn 153 tỷ đồng tiền mặt (chưa khấu trừ thuế) và gần 23 triệu cổ phiếu mới.

Bà Đặng Thu Thủy - mẹ ông Trần Hùng Huy và hiện là Thành viên Hội đồng quản trị của ngân hàng - cũng đang nắm giữ hơn 53 triệu cổ phiếu. Với tỷ lệ chi trả nêu trên, bà Thủy sẽ nhận được hơn 53 tỷ đồng cổ tức tiền mặt (chưa trừ thuế) và hơn 8 triệu cổ phiếu mới.

Ngoài ra, 3 cổ đông tổ chức liên quan đến ông Huy còn có Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Giang Sen (nắm hơn 80 triệu cổ phiếu), Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Vân Môn (hơn 44 triệu cổ phiếu) và Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Bách Thanh (gần 56 triệu cổ phiếu).

Tổng 3 đơn vị đang sở hữu gần 181 triệu cổ phiếu ACB, tương ứng hơn 4% vốn điều lệ ngân hàng. Như vậy, nhóm này sẽ nhận tổng cộng khoảng 181 tỷ đồng cổ tức tiền mặt và hơn 27 triệu cổ phiếu mới.

Tính chung, cá nhân ông Trần Hùng Huy cùng người thân và các doanh nghiệp liên quan dự kiến nhận về khoảng 387 tỷ đồng tiền mặt (chưa khấu trừ thuế) và hơn 58 triệu cổ phiếu mới trong đợt chi trả cổ tức năm 2024 của ACB.

Kết thúc quý 1, ACB báo lãi trước thuế đạt 4.597 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 3.678 tỷ đồng, cùng giảm 6%. Tính đến ngày 31/3/2025, tổng tài sản của nhà băng này ước đạt 891.675 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm. Dư nợ tín dụng ở mức 598.806 tỷ đồng, tăng 3%, còn tiền gửi khách hàng tăng 2% lên 550.375 tỷ đồng.

Về chất lượng tài sản, số dư nợ xấu (nhóm 3-5) của ACB ở mức 8.844 tỷ đồng, tăng 2% so với cuối năm trước, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,48%. Trong đó, số dư nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng gần 23% so với cuối năm trước, từ 923 tỷ lên 1.134 tỷ đồng.

anh-chup-man-hinh-2025-05-30-luc-112913.png
Diễn biến thị giá cổ phiếu ACB thời gian qua

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu ACB hiện đang giao dịch quanh mức 21.200 đồng/cổ phiếu, tăng gần 17% so với vùng đáy được thiết lập trong tháng 4/2025, cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực.

Xem thêm

Hội nghị phát động phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” và “Bình dân học vụ số” của ngành ngân hàng gắn với Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.

“Bình dân học vụ số” trong ngành ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước phát động hai phong trào thi đua lớn: “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” và “Bình dân học vụ số”, nhằm hiện thực hóa Nghị quyết 57-NQ/TW và thúc đẩy chuyển đổi số toàn ngành...

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp phép nhập khẩu vàng trở lại, bỏ độc quyền vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp phép nhập khẩu vàng trở lại, bỏ độc quyền vàng miếng

Cục trưởng Cục quản lý ngoại hối cho biết Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp giấy phép cho một số doanh nghiệp, ngân hàng đáp ứng điều kiện được sản xuất vàng miếng; được nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và phục vụ nhu cầu vàng nguyên liệu cho sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ...

Ngân hàng đối mặt với vòng xoáy trích lập dự phòng

Ngân hàng đối mặt với vòng xoáy trích lập dự phòng

Nợ xấu - vốn từng là điểm nghẽn lớn của hệ thống ngân hàng - đã đi qua thời kỳ khó khăn nhất, song bài toán duy trì chất lượng tài sản tốt và củng cố bộ đệm dự phòng vẫn cần được đặt lên hàng đầu, nhằm đảm bảo sự ổn định và sức chống chịu của toàn hệ thống trong thời gian tới...

Sai phạm chồng chất trong hoạt động cho vay tại Sacombank Đà Nẵng

Sai phạm chồng chất trong hoạt động cho vay tại Sacombank Đà Nẵng

Sacombank Đà Nẵng bị Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chỉ ra hàng loạt sai phạm và hạn chế trong hoạt động cấp tín dụng như: Hồ sơ pháp lý khách hàng chưa đầy đủ; công tác thẩm định và phê duyệt cho vay chưa chặt chẽ; việc kiểm tra, giám sát vốn vay chưa chặt chẽ...