Một công ty bất động sản từng trị giá 50 tỷ USD sắp vỡ nợ, đe doạ nền kinh tế Trung Quốc

Toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ thiệt hại nặng nề nếu như công ty bất động sản Country Garden vỡ nợ.
Một công ty bất động sản từng trị giá 50 tỷ USD sắp vỡ nợ, đe doạ nền kinh tế Trung Quốc
Country Garden

Tờ New York Times đưa tin, Country Garden, một công ty bất động sản khổng lồ của Trung Quốc hiện thua lỗ hàng tỷ USD và đang tồn đọng lượng hoá đơn chưa thanh toán lên tới 200 tỷ USD. Theo một ước tính, Country Garden đang trên đà cung cấp gần một triệu căn hộ trên khắp hàng trăm thành phố ở Trung Quốc.

Nhà phát triển bất động sản này vốn thuộc sở hữu tư nhân, được thành lập bởi một nông dân cách đây ba thập kỷ. Tuy nhiên hiện công ty này đang tiến gần hơn đến tình trạng vỡ nợ.

Tại thị trường nhà ở Trung Quốc, có rất nhiều công ty bất động sản bế tắc không còn khả năng thanh toán các hóa đơn. Điều đáng nói là, một viễn cảnh xấu có thể xảy ra với Country Garden là vấn đề rất cần lưu tâm.

Mặc dù vậy, phía công ty này vẫn cố gắng thể hiện sự tự tin. “Một người sẽ tự đứng lên từ nơi mình đã ngã xuống”, Mo Bin, chủ tịch của Country Garden, cho biết vào tuần trước, đồng thời cam kết “sẽ cố hết sức”.

Nhưng điều quan trọng là vấn đề bây giờ không chỉ dừng lại ở phạm vi công ty. Việc Country Garden vỡ nợ sẽ là sự cố mới nhất trong chuỗi sự sụp đổ của thị trường nhà đất Trung Quốc vốn đã gây tổn hại trong nhiều năm. Sau khi thoát khỏi tình trạng phong tỏa trong đại dịch, các nhà lãnh đạo Trung Quốc rất cần có những động lực kinh tế để khởi động lại. Thay vào đó, tăng trưởng không như mong đợi khi giá nhà đất giảm, mọi người chi tiêu ít hơn và niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp suy yếu.

Giờ đây, các chuyên gia lo ngại rằng những rắc rối của Country Garden sẽ lan sang các thị trường tài chính rộng lớn hơn, cản trở mọi khả năng phục hồi của ngành bất động sản và lan rộng thiệt hại ra toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc.

COUNTRY GARDEN GẶP RẮC RỐI GÌ?

Một năm trước, Country Garden là công ty công ty kiểu mẫu trong một vũ trụ ngày càng mở rộng của các công ty bất động sản vốn vay nợ một cách liều lĩnh và sau đó ngừng thanh toán các hóa đơn của họ.

Country Garden, được thành lập bởi Yang Guoqiang vào năm 1992, là người hưởng lợi từ sự bùng nổ bất động sản lớn nhất thế giới. Thành công của công ty này đã biến ông Yang trở thành tỷ phú đôla và là minh chứng cho sự phát triển vượt bậc của đất nước.

Người dân Trung Quốc vốn có ít lựa chọn đáng tin cậy khác để làm giàu, đã đầu tư thu nhập và tiền tiết kiệm của họ vào bất động sản. Giống như các nhà phát triển tư nhân lớn khác, Country Garden tiếp tục vay mượn và thường vay thêm để trả nợ, hoạt động dựa trên giả định rằng chừng nào còn tiếp tục mở rộng, thì họ có thể tiếp tục trả nợ.

bds2-8594.jpg
Một dự án chung cư của Country Garden ở Trung Quốc.

Nhưng khối nợ lớn đến mức các nhà chức trách bắt đầu lo sợ khoản nợ sẽ đe dọa hệ thống tài chính rộng lớn hơn. Chính phủ Trung Quốc cũng đã tuyên bố rằng nhà phải để ở chứ không phải để đầu cơ. Vào năm 2020, chính phủ cũng đã hạn chế khả năng huy động vốn của các công ty bất động sản và dẫn đến một loạt vụ vỡ nợ.

Ngay cả khi các công ty bất động sản khác ngừng trả nợ, Country Garden vẫn tiếp tục thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình. Công ty này bắt đầu phụ thuộc nhiều hơn vào doanh thu từ việc bán căn hộ trước khi chúng hoàn thành và sử dụng số tiền đó để tài trợ cho hoạt động của mình.

Nhưng hoạt động mua nhà sụt giảm trong năm nay đã đặt công ty vào một cuộc khủng hoảng, đối mặt với điều mà họ mô tả là “những khó khăn lớn nhất kể từ khi thành lập”.

VẤN ĐỀ CỦA COUNTRY GARDEN LỚN CỠ NÀO?

Thị trường, nhà đầu tư và người mua nhà đang lo sợ điều tồi tệ nhất. Vào đầu tháng 8, Country Garden đã bỏ lỡ hai lần trả lãi cho các khoản vay. Nếu họ không trả hết vào đầu tháng 9 hoặc được các chủ nợ cho thêm thời gian sau thời gian gia hạn 30 ngày đó, công ty sẽ bị vỡ nợ. Các nhà đầu tư không có khả năng cho vay thêm tiền nếu điều đó xảy ra. Giá cổ phiếu của công ty đã giảm xuống dưới 1 USD trên sàn Hồng Kông.

Thua lỗ của Country Garden đang gia tăng. Công ty đã nói rằng họ dự kiến sẽ báo cáo khoản lỗ lên tới 7,6 tỷ USD trong sáu tháng đầu năm.

Các chuyên gia cho biết, ngay cả khi mọi người vẫn mua căn hộ của Country Garden, họ sẽ không thể mua đủ để bù vào khoản thiếu hụt tài chính của công ty. Bên cạnh đó, sẽ chẳng ai muốn mua một căn hộ từ một công ty khó có khả năng hoàn thành công trình cả.

Tất cả những điều này dẫn đến lo ngại rằng Country Garden sẽ kết thúc giống như China Evergrande, một gã khổng lồ bất động sản đã sụp đổ vào năm 2021 và gây ra sự hoảng loạn trên thị trường toàn cầu.

Rosealea Yao, một nhà phân tích bất động sản tại Gavekal, một công ty nghiên cứu tập trung vào Trung Quốc cho biết: “Vụ vỡ nợ của Country Garden có thể gây ảnh hưởng như Evergrande đơn giản vì công ty này quá lớn”.

Thậm chí, vụ của Country Garden có thể còn tồi tệ hơn. Một số công ty BĐS lớn đã vỡ nợ. Thị trường đang sôi động hơn so với khi Evergrande thất bại. Nhưng các nhà hoạch định chính sách vốn gần đây cam kết hỗ trợ thị trường nhà ở nhưng thực tế họ không làm đủ để củng cố niềm tin của thị trường.

“Mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn trước khi chính phủ có những biện pháp thích đáng”, bà Yao nói.

CHÍNH PHỦ CÓ RA TAY CỨU GIÚP?

Tờ New York Times cho rằng câu trả lời là: Có thể. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc vốn cũng đã nỗ lực hết mình nhằm cải thiện tình hình. Và sau nhiều năm thắt chặt các quy định, giới lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc đã báo hiệu một sự thay đổi trong cách tiếp cận của họ, cam kết điều chỉnh chính sách và thực hiện các bước như hạ lãi suất để giúp việc mua căn hộ dễ dàng hơn.

Nhưng các biện pháp cho đến nay vẫn chưa đủ lớn để đảo ngược tình trạng sụt giảm của thị trường nhà đất. Các nhà hoạch định chính sách khó có thể quay trở lại thời kỳ mà các công ty có thể tích lũy những khoản nợ khổng lồ cho các dự án đầu cơ.

bds3-4957.jpg
Một dự án đang xây dựng dở của Country Garden ở Bắc Kinh.

Thị trường nhà đất cũng không còn phát triển như thời kỳ bùng nổ bất động sản đã đô thị hóa phần lớn Trung Quốc vào những năm 1990 và đầu những năm 2000.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nói rõ rằng nước này không thể phụ thuộc quá nhiều vào bất động sản để tăng trưởng kinh tế. Đã qua rồi thời kỳ bong bóng bất động sản được thúc đẩy bởi việc các ngân hàng và nhà đầu tư ném tiền vào các công ty BĐS. Nhiều khả năng, một số chuyên gia cho biết, là các nhà hoạch định chính sách sẽ cố gắng hết sức để đảm bảo người mua nhận được căn hộ mà họ đã trả tiền.

Nhiều câu hỏi lớn vẫn chưa được trả lời. Chẳng hạn, điều gì sẽ xảy ra với nền kinh tế Trung Quốc nếu các nhà phát triển BĐS như Country Garden không bao giờ trả lại tiền cho các nhà cung cấp như thợ sơn và công nhân xây dựng?

Theo một ước tính từ Gavekal Research, các hóa đơn chưa thanh toán từ các nhà phát triển BĐS tư nhân tại Trung Quốc hiện có tổng trị giá tới 390 tỷ USD.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình

Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình

Hội đồng xét xử xác định cáo trạng truy tố bị cáo Trương Mỹ Lan về 3 tội danh là có cơ sở, đúng pháp luật, do đó tuyên phạt mức án tử hình...

Xu thế chứng khoán ngày 12/4: Giải ngân lướt sóng đối với những cổ phiếu đã có xu hướng tạo nền ngắn hạn

Xu thế chứng khoán ngày 12/4: Giải ngân lướt sóng đối với những cổ phiếu đã có xu hướng tạo nền ngắn hạn

Nhà đầu tư có thể cân nhắc cơ cấu lại danh mục nếu xu hướng hồi phục tiếp tục kéo dài trong những phiên tới. Theo đó, ưu tiên bán giảm những mã đã giảm dưới vùng hỗ trợ và cân nhắc giải ngân lướt sóng đối với những cổ phiếu đã có xu hướng tạo nền ngắn hạn...

Xu thế chứng khoán ngày 11/4: Giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp

Xu thế chứng khoán ngày 11/4: Giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp

Nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục cơ cấu giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp và chưa nên mua mới trong giai đoạn này. Đồng thời, các nhà đầu tư hạn chế bán tháo khi chỉ số VN-Index giảm về vùng hỗ trợ 1.230 – 1.235 điểm trong những phiên giao dịch tới...

3 tháng đầu năm, miễn, giảm hơn 18.000 tỷ đồng tiền thuế

3 tháng đầu năm, miễn, giảm hơn 18.000 tỷ đồng tiền thuế

Theo Tổng cục Thuế, tổng số tiền thuế, tiền thuê đất được miễn, giảm trong 3 tháng đầu năm 2024 ước đạt 18.012 tỷ đồng; trong đó giảm mức thuế bảo vệ môi trường theo Nghị quyết của Quốc hội ước khoảng 9.812 tỷ đồng.

Xu thế chứng khoán ngày 9/4: Hạn chế giải ngân bắt đáy sớm

Xu thế chứng khoán ngày 9/4: Hạn chế giải ngân bắt đáy sớm

Nhà đầu tư ưu tiên việc quản lý rủi ro tại thời điểm hiện tại, có thể tận dụng những nhịp phục hồi để cơ cấu lại danh mục theo hướng bán giảm các mã không thể duy trì được xu hướng đi lên trong giai đoạn này và hạn chế giải ngân bắt đáy sớm...

Việt Nam đã bán được tín chỉ carbon chưa?

Việt Nam đã bán được tín chỉ carbon chưa?

Việt Nam chưa bán được tín chỉ carbon rừng do chưa có quy hoạch thực hiện cam kết quốc gia tự nguyện. Tuy nhiên, nhiều dự án tín chỉ carbon đã được triển khai, đem lại nguồn lợi lớn cho nhà đầu tư.

Cảng cạn Nam Đình Vũ giai đoạn 1) là 1 trong 3 cảng mới được bổ sung trong Danh mục cảng cạn Việt Nam

Công bố mở thêm 3 cảng cạn mới

Trong danh mục cảng cạn Việt Nam vừa mới công bố, có thêm 3 cảng cạn mới là Thạnh Phước, Nam Đình Vũ (giai đoạn 1) và Phú Mỹ (giai đoạn 1).

Việt Nam và cuộc cạnh tranh công xưởng sản xuất của châu Á

Việt Nam và cuộc cạnh tranh công xưởng sản xuất của châu Á

Ấn Độ muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu ở châu Á khi các doanh nghiệp quốc tế đang tìm cách rời khỏi Trung Quốc, nhưng muốn làm được điều đó trước tiên họ cần phải cạnh tranh được với Việt Nam, một số chuyên gia chia sẻ với CNBC...

HOSE có 43 doanh nghiệp vốn hóa trên 1 tỷ USD

HOSE có 43 doanh nghiệp vốn hóa trên 1 tỷ USD

Kết thúc tháng 3/2024, sàn HOSE sở hữu 43 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD. Trong đó, có 2 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam…