Một công ty bất động sản từng trị giá 50 tỷ USD sắp vỡ nợ, đe doạ nền kinh tế Trung Quốc

Toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ thiệt hại nặng nề nếu như công ty bất động sản Country Garden vỡ nợ. 

Tòa nhà trụ sở văn phòng của Country Garden.
Tòa nhà trụ sở văn phòng của Country Garden.
bds1.jpg

Tờ New York Times đưa tin, Country Garden, một công ty bất động sản khổng lồ của Trung Quốc hiện thua lỗ hàng tỷ USD và đang tồn đọng lượng hoá đơn chưa thanh toán lên tới 200 tỷ USD. Theo một ước tính, Country Garden đang trên đà cung cấp gần một triệu căn hộ trên khắp hàng trăm thành phố ở Trung Quốc.

Nhà phát triển bất động sản này vốn thuộc sở hữu tư nhân, được thành lập bởi một nông dân cách đây ba thập kỷ. Tuy nhiên hiện công ty này đang tiến gần hơn đến tình trạng vỡ nợ.

Tại thị trường nhà ở Trung Quốc, có rất nhiều công ty bất động sản bế tắc không còn khả năng thanh toán các hóa đơn. Điều đáng nói là, một viễn cảnh xấu có thể xảy ra với Country Garden là vấn đề rất cần lưu tâm.

Mặc dù vậy, phía công ty này vẫn cố gắng thể hiện sự tự tin. “Một người sẽ tự đứng lên từ nơi mình đã ngã xuống”, Mo Bin, chủ tịch của Country Garden, cho biết vào tuần trước, đồng thời cam kết “sẽ cố hết sức”.

Nhưng điều quan trọng là vấn đề bây giờ không chỉ dừng lại ở phạm vi công ty. Việc Country Garden vỡ nợ sẽ là sự cố mới nhất trong chuỗi sự sụp đổ của thị trường nhà đất Trung Quốc vốn đã gây tổn hại trong nhiều năm. Sau khi thoát khỏi tình trạng phong tỏa trong đại dịch, các nhà lãnh đạo Trung Quốc rất cần có những động lực kinh tế để khởi động lại. Thay vào đó, tăng trưởng không như mong đợi khi giá nhà đất giảm, mọi người chi tiêu ít hơn và niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp suy yếu.

Giờ đây, các chuyên gia lo ngại rằng những rắc rối của Country Garden sẽ lan sang các thị trường tài chính rộng lớn hơn, cản trở mọi khả năng phục hồi của ngành bất động sản và lan rộng thiệt hại ra toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc.

COUNTRY GARDEN GẶP RẮC RỐI GÌ?

Một năm trước, Country Garden là công ty công ty kiểu mẫu trong một vũ trụ ngày càng mở rộng của các công ty bất động sản vốn vay nợ một cách liều lĩnh và sau đó ngừng thanh toán các hóa đơn của họ.

Country Garden, được thành lập bởi Yang Guoqiang vào năm 1992, là người hưởng lợi từ sự bùng nổ bất động sản lớn nhất thế giới. Thành công của công ty này đã biến ông Yang trở thành tỷ phú đôla và là minh chứng cho sự phát triển vượt bậc của đất nước.

Người dân Trung Quốc vốn có ít lựa chọn đáng tin cậy khác để làm giàu, đã đầu tư thu nhập và tiền tiết kiệm của họ vào bất động sản. Giống như các nhà phát triển tư nhân lớn khác, Country Garden tiếp tục vay mượn và thường vay thêm để trả nợ, hoạt động dựa trên giả định rằng chừng nào còn tiếp tục mở rộng, thì họ có thể tiếp tục trả nợ.

bds2.jpg
Một dự án chung cư của Country Garden ở Trung Quốc.

Nhưng khối nợ lớn đến mức các nhà chức trách bắt đầu lo sợ khoản nợ sẽ đe dọa hệ thống tài chính rộng lớn hơn. Chính phủ Trung Quốc cũng đã tuyên bố rằng nhà phải để ở chứ không phải để đầu cơ. Vào năm 2020, chính phủ cũng đã hạn chế khả năng huy động vốn của các công ty bất động sản và dẫn đến một loạt vụ vỡ nợ.

Ngay cả khi các công ty bất động sản khác ngừng trả nợ, Country Garden vẫn tiếp tục thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình. Công ty này bắt đầu phụ thuộc nhiều hơn vào doanh thu từ việc bán căn hộ trước khi chúng hoàn thành và sử dụng số tiền đó để tài trợ cho hoạt động của mình.

Nhưng hoạt động mua nhà sụt giảm trong năm nay đã đặt công ty vào một cuộc khủng hoảng, đối mặt với điều mà họ mô tả là “những khó khăn lớn nhất kể từ khi thành lập”.

VẤN ĐỀ CỦA COUNTRY GARDEN LỚN CỠ NÀO?

Thị trường, nhà đầu tư và người mua nhà đang lo sợ điều tồi tệ nhất. Vào đầu tháng 8, Country Garden đã bỏ lỡ hai lần trả lãi cho các khoản vay. Nếu họ không trả hết vào đầu tháng 9 hoặc được các chủ nợ cho thêm thời gian sau thời gian gia hạn 30 ngày đó, công ty sẽ bị vỡ nợ. Các nhà đầu tư không có khả năng cho vay thêm tiền nếu điều đó xảy ra. Giá cổ phiếu của công ty đã giảm xuống dưới 1 USD trên sàn Hồng Kông.

Thua lỗ của Country Garden đang gia tăng. Công ty đã nói rằng họ dự kiến ​​​​sẽ báo cáo khoản lỗ lên tới 7,6 tỷ USD trong sáu tháng đầu năm.

Các chuyên gia cho biết, ngay cả khi mọi người vẫn mua căn hộ của Country Garden, họ sẽ không thể mua đủ để bù vào khoản thiếu hụt tài chính của công ty. Bên cạnh đó, sẽ chẳng ai muốn mua một căn hộ từ một công ty khó có khả năng hoàn thành công trình cả.

Tất cả những điều này dẫn đến lo ngại rằng Country Garden sẽ kết thúc giống như China Evergrande, một gã khổng lồ bất động sản đã sụp đổ vào năm 2021 và gây ra sự hoảng loạn trên thị trường toàn cầu.

Rosealea Yao, một nhà phân tích bất động sản tại Gavekal, một công ty nghiên cứu tập trung vào Trung Quốc cho biết: “Vụ vỡ nợ của Country Garden có thể gây ảnh hưởng như Evergrande đơn giản vì công ty này quá lớn”.

Thậm chí, vụ của Country Garden có thể còn tồi tệ hơn. Một số công ty BĐS lớn đã vỡ nợ. Thị trường đang sôi động hơn so với khi Evergrande thất bại. Nhưng các nhà hoạch định chính sách vốn gần đây cam kết hỗ trợ thị trường nhà ở nhưng thực tế họ không làm đủ để củng cố niềm tin của thị trường.

“Mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn trước khi chính phủ có những biện pháp thích đáng”, bà Yao nói.

CHÍNH PHỦ CÓ RA TAY CỨU GIÚP?

Tờ New York Times cho rằng câu trả lời là: Có thể. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc vốn cũng đã nỗ lực hết mình nhằm cải thiện tình hình. Và sau nhiều năm thắt chặt các quy định, giới lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc đã báo hiệu một sự thay đổi trong cách tiếp cận của họ, cam kết điều chỉnh chính sách và thực hiện các bước như hạ lãi suất để giúp việc mua căn hộ dễ dàng hơn.

Nhưng các biện pháp cho đến nay vẫn chưa đủ lớn để đảo ngược tình trạng sụt giảm của thị trường nhà đất. Các nhà hoạch định chính sách khó có thể quay trở lại thời kỳ mà các công ty có thể tích lũy những khoản nợ khổng lồ cho các dự án đầu cơ.

bds3.jpg
Một dự án đang xây dựng dở của Country Garden ở Bắc Kinh.

Thị trường nhà đất cũng không còn phát triển như thời kỳ bùng nổ bất động sản đã đô thị hóa phần lớn Trung Quốc vào những năm 1990 và đầu những năm 2000.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nói rõ rằng nước này không thể phụ thuộc quá nhiều vào bất động sản để tăng trưởng kinh tế. Đã qua rồi thời kỳ bong bóng bất động sản được thúc đẩy bởi việc các ngân hàng và nhà đầu tư ném tiền vào các công ty BĐS. Nhiều khả năng, một số chuyên gia cho biết, là các nhà hoạch định chính sách sẽ cố gắng hết sức để đảm bảo người mua nhận được căn hộ mà họ đã trả tiền.

Nhiều câu hỏi lớn vẫn chưa được trả lời. Chẳng hạn, điều gì sẽ xảy ra với nền kinh tế Trung Quốc nếu các nhà phát triển BĐS như Country Garden không bao giờ trả lại tiền cho các nhà cung cấp như thợ sơn và công nhân xây dựng?

Theo một ước tính từ Gavekal Research, các hóa đơn chưa thanh toán từ các nhà phát triển BĐS tư nhân tại Trung Quốc hiện có tổng trị giá tới 390 tỷ USD.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Các nước đang phát triển dùng thuế quan để đối phó với hàng Trung Quốc

Các nước đang phát triển dùng thuế quan để đối phó với hàng Trung Quốc

Nhiều quốc gia, bao gồm Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ, đã áp thuế lên hàng hoá Trung Quốc để giảm thiểu cạnh tranh và thúc đẩy các công ty nước ngoài đầu tư vào địa phương. Trong khi Bắc Kinh gay gắt phản đối chính sách bảo hộ của Mỹ và EU, thì họ lại tỏ ra mềm mỏng hơn với nước đối tác đang phát triển…

Circle K, 7-Eleven, 39 tỷ USD và niềm kiêu hãnh của "báu vật nước Nhật"

Circle K, 7-Eleven, 39 tỷ USD và niềm kiêu hãnh của "báu vật nước Nhật"

Vị thế của 7-Eleven như một biểu tượng không thể thiếu trong xã hội Nhật Bản đã khiến tham vọng mua lại của Alimentation Couche-Tard trở nên gần như “bất khả thi", dù cho có áp lực về việc các doanh nghiệp địa phương cần cởi mở với các đề xuất đầu tư từ nước ngoài...

Máy ATM Bitcoin tại một trạm xăng ở Washington, D.C. (Mỹ)

ATM Bitcoin trở thành mối đe dọa lớn của tiền điện tử

Các chuyên gia cảnh báo, hệ thống ATM Bitcoin đang trở thành mối đe dọa lớn về tội phạm mạng. Mặc dù đem lại tiện ích tới người dùng nhưng nó lại tạo điều kiện cho những kẻ gian lận khai thác sơ hở trong hệ thống bảo mật…

Thái Lan muốn hợp pháp hoá casino để kích cầu du lịch

Thái Lan muốn hợp pháp hoá casino để kích cầu du lịch

Nhằm mục tiêu cạnh tranh với các trung tâm du lịch khác trong khu vực, Thái Lan hy vọng rằng việc phát triển casino sẽ thu hút thêm du khách quốc tế, đồng thời tạo ra nguồn thu nhập lớn hơn cho ngành công nghiệp du lịch trọng điểm của đất nước…

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

Lạm phát toàn phần của Khu vực đồng Euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm nhưng lạm phát lõi vẫn “cứng đầu” do chi phí dịch vụ tăng. Thành viên Hội đồng Điều hành ECB Isabel Schnabel kêu gọi Ngân hàng Trung ương Châu Âu thận trọng hơn về các dự định cắt giảm lãi suất trong thời gian tới…

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Bên cạnh cuộc chiến về giá cả, các công ty xe điện Trung Quốc hiện đang cạnh tranh gay gắt trong phân khúc công nghệ hỗ trợ lái xe và các tính năng hiện đại khác được hỗ trợ bởi thiết bị chip bán dẫn…