Một quỹ ngoại chính thức rút khỏi ngân hàng VIB sau 15 năm gắn bó

Cổ đông chiến lược Commonwealth Bank of Australia (CBA) không còn nắm giữ bất kỳ cổ phiếu VIB, chính thức thoái hết vốn tại ngân hàng này sau 15 năm gắn bó...

Một quỹ ngoại chính thức rút khỏi ngân hàng VIB sau 15 năm gắn bó

Vừa qua, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Tế (VIB) đã công bố danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ. Đáng chú ý, tại lần công bố này cổ đông chiến lược Commonwealth Bank of Australia (CBA) không còn nắm giữ bất kỳ cổ phiếu VIB, chính thức thoái hết vốn tại ngân hàng.

Trong danh sách lần này xuất hiện một cổ đông mới là quỹ ngoại đến từ Phần Lan, Pyn Elite Fund (Non-Ucits), với gần 57,65 triệu cổ phiếu VIB, tương đương 1,935% vốn điều lệ.

Quỹ ngoại Pyn Elite Fund thực hiện mua cổ phiếu VIB ngay khi CBA thoái vốn tại ngân hàng trong ngày 5/3 với hơn 128 triệu cổ phiếu được bán ra, ước tính tổng giá trị giao dịch đạt khoảng 2.600 tỷ đồng. Trước khi giao dịch với Pyn Elite Fund diễn ra, CBA chỉ còn nắm giữ hơn 140 triệu cổ phiếu VIB, tương ứng 4,7% vốn điều lệ ngân hàng.

vib1.png

CBA là cổ đông chiến lược của VIB từ năm 2010 và từng có thời điểm nắm giữ 20% cổ phần tại ngân hàng này. Ngân hàng đến từ Australia thoái bớt lượng lớn cổ phần trong năm 2024.

Trước đó, vào cuối tháng 10/2024, CBA xác nhận đã bán ra 300 triệu cổ phiếu VIB trong phiên 29/10, thu về khoảng 5.400 tỷ đồng và bán ra gần 150 triệu cổ phiếu trong phiên 24/9, ước thu về là khoảng 160 triệu AUD (khoảng 2.700 tỷ đồng).

Sau giao dịch đó, CBA đã giảm sở hữu về hơn 140 triệu cổ phiếu VIB, tương ứng 4,7064% vốn điều lệ của ngân hàng và chính thức không còn là cổ đông lớn của VIB.

Cổ đông này trước đó đã công bố kế hoạch thoái vốn tại VIB. Trong thông cáo phát đi, CBA cũng nhấn mạnh việc thoái vốn tại VIB là phù hợp với chiến lược tập trung vào mảng ngân hàng tại khu vực Australia và New Zealand. CBA cho biết sẽ phân loại lại phần cổ phiếu VIB nắm giữ từ đầu tư vào công ty liên kết sang chứng khoán đầu tư.

Như vậy, sau 15 năm gắn bó, CBA chính thức rút lui khỏi ngân hàng VIB, kết thúc một chặng đường dài làm cổ đông chiến lược. Trong suốt thời gian này, CBA đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của VIB, đặc biệt là trong việc chuyển đổi mô hình và mở rộng hoạt động ngân hàng.

Thống kê những thông báo gần nhất, hiện ngân hàng VIB có18 cổ đông nắm trên 1% vốn điều lệ trong đó có 13 cá nhân và 5 tổ chức.

Ở một diễn biến khác, ngày 27/3 tới đây, ngân hàng VIB sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 tại TP.HCM. Theo tài liệu trình đại hội, VIB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 11.020 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2024. Tổng tài sản dự kiến đến 31/12/2025 đạt 600.350 tỷ đồng, tăng 22% so với đầu năm. Tổng dư nợ tín dụng dự kiến tăng 22% lên 295.800 tỷ đồng, bao gồm cho vay, trái phiếu doanh nghiệp, mua nợ.

Huy động vốn phù hợp với tăng trưởng dư nợ và phụ thuộc vào tỷ lệ tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước giao. Huy động dự kiến tăng 26% lên 377.300 tỷ đồng, gồm tiền gửi và giấy tờ có giá. Đồng thời kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.

VIB cũng dự kiến trích lập các quỹ và phân phối lợi nhuận năm 2024, trong đó bao gồm kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt tối đa 7% vốn điều lệ, tương ứng số tiền cần chi ra để trả cổ tức là hơn 2.085 tỷ đồng.

Theo tài liệu công bố, đại hội cũng sẽ thảo luận phương án tăng vốn điều lệ năm 2025. Hội đồng quản trị VIB đề xuất phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu, với 417,07 triệu cổ phiếu thưởng dành cho cổ đông hiện hữu và 7,8 triệu cổ phiếu thưởng cho cán bộ nhân viên.

Cổ phiếu thưởng cho cổ đông không bị hạn chế chuyển nhượng, còn cổ phiếu thưởng cho nhân viên sẽ bị hạn chế giao dịch trong vòng một năm. Nếu hoàn tất hai đợt phát hành này, vốn điều lệ của VIB sẽ tăng từ 29.791,2 tỷ đồng lên 34.040 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới

Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới

Đây là một phần trong chuỗi những thay đổi đáng chú ý về nhân sự cấp cao, định hướng chiến lược và cả vị trí trụ sở chính của Eximbank trong thời gian gần đây.

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Ngành sản xuất và bán lẻ trang sức Việt Nam có thể hưởng lợi nếu thị trường vàng được kiểm soát ổn định hơn. Việc thúc đẩy các kênh đầu tư thay thế sẽ góp phần làm dịu dòng tiền chảy vào vàng miếng, đồng thời định hướng người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm có giá trị sử dụng thực tiễn hơn...

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Việc mua lại trái phiếu trước hạn không chỉ giúp ngân hàng tránh bị khấu trừ vào vốn cấp 2 mà còn mở ra dư địa để phát hành lô trái phiếu mới có kỳ hạn trên 5 năm, qua đó bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn...

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Theo VCBS, lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trưởng dương trong quý 2 và cả năm 2025, với nhiều cái tên như VietinBank, MB, BIDV, VPBank, HDBank, MSB và Sacombank được kỳ vọng đạt mức tăng hai chữ số...