MSB hiện thực hóa tương lai thanh toán không chạm tại Việt Nam

MSB và Ngân Lượng ký kết biên bản ghi nhớ nhằm đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt, tạo trải nghiệm khách hàng tốt nhất và mở rộng thị trường thanh toán số...

MSB hiện thực hóa tương lai thanh toán không chạm tại Việt Nam

Biên bản ghi nhớ giữa MSB và Ngân Lượng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam.

Theo nghiên cứu của tổ chức Integrated Research (Hoa Kỳ), với sự phát triển của thương mại điện tử, thanh toán kỹ thuật số và ứng dụng thanh toán di động, khách hàng ngày càng có nhu cầu trải nghiệm thanh toán kỹ thuật số liền mạch, thông suốt trên các thiết bị và nền tảng số. Các phương thức thanh toán dễ dàng, thanh toán theo thời gian thực, ví kỹ thuật số, ngân hàng mở, ngân hàng di động… đã tạo ra làn sóng ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số vào lĩnh vực thanh toán trên toàn cầu, đưa thanh toán trở thành một trong những ngành công nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ nhất, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Bên cạnh đó, Covid-19 trở thành cú hích lớn đẩy nhanh chuyển đổi số trên toàn cầu. Thanh toán không tiền mặt không chỉ là một xu hướng mà đã trở thành một phần thiết yếu trong đời sống hàng ngày của hàng triệu người dân.

Tại Việt Nam, sự chuyển dịch này cũng đang diễn ra với tốc độ nhanh với tổng giá trị giao dịch thanh toán điện tử đạt 15 tỷ USD và dự kiến tăng trưởng 15,7% mỗi năm. Đặc biệt, tỷ lệ thanh toán bằng mã QR, ví điện tử và thẻ trực tuyến tăng trưởng vượt bậc, với 90% người dùng đã trải nghiệm thanh toán không tiền mặt trong năm 2022. Những con số này không chỉ minh chứng cho tiềm năng mà còn là tín hiệu tích cực để các doanh nghiệp tại Việt Nam nhanh chóng bắt kịp làn sóng chuyển đổi số.

Theo thống kê dân số thế giới, dự báo đến năm 2025, tổng dân số Việt Nam sẽ tăng lên 102.092.604 người, xếp thứ 16 thế giới với độ tuổi trung bình là 35 tuổi, tỷ lệ dân cư đô thị chiếm 39,1% (39.869.658 người). Các số liệu thống kê và dự báo này cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2020 - 2025, Việt Nam là nước có cơ cấu dân số trẻ với độ tuổi trung bình dao động từ 33 - 35 tuổi. Đây là những thuận lợi cơ bản để Việt Nam trở thành thị trường bán lẻ trực tuyến đầy tiềm năng.

Không nằm ngoài xu thế số, MSB đã xác định rõ chiến lược và mục tiêu hướng tới trở thành ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất dựa trên nền tảng số hóa hiện đại. Những sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng số hóa cao của MSB giúp hoàn thiện hệ sinh thái cho giao dịch tài chính, hướng tới việc tạo nên một vòng trải nghiệm khép kín với sự lựa chọn đa dạng và linh hoạt, mang tới giá trị cao cho khách hàng.

Thực tế cho thấy, công nghệ ngày càng hiện đại thì các hình thức thanh toán số cũng thay đổi, thậm chí thay đổi hàng giờ. Nắm bắt xu thế đó, MSB luôn chủ động tìm kiếm và hợp tác với các đối tác lớn tại Việt Nam và trên thế giới trong lĩnh vực thanh toán. Trong năm 2024, MSB đã ký kết hợp tác với TerraPay - Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán toàn cầu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có nhu cầu chuyển tiền quốc tế. Đồng thời, MSB đã hợp tác với Baokim và 9Pay – 2 đối tác trong nước, nhằm thúc đẩy thanh toán xuyên biên giới…

Vừa qua, MSB thông báo chính thức hợp tác với Công ty cổ phần trung gian thanh toán Ngân hàng (Ngân Lượng) – cổng thanh toán đầu tiên tại Việt Nam, đơn vị uy tín cả về sản phẩm dịch vụ, độ phủ thị trường và lưu lượng thanh toán. Việc ký kết hợp tác với Ngân Lượng là một minh chứng cho thấy, MSB sẵn sàng và chủ động cùng các đối tác kiến tạo tương lai thanh toán không chạm – tương lai thanh toán số tại Việt Nam.

gt2.jpg
Đại diện MSB và Ngân Lượng tại lễ ký kết MOU

Thông qua biên bản ghi nhớ, MSB và Ngân Lượng cam kết cung cấp các giải pháp thanh toán, hạ tầng thanh toán và các sản phẩm, dịch vụ khác cho đối tác và (hoặc) khách hàng; đồng thời, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của của mỗi bên tới khách hàng của đối tác có nhu cầu sử dụng (gồm các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân có nhu cầu về thanh toán).

Đại diện Ngân Lượng cho biết, sự hợp tác giữa MSB và Ngân Lượng là một minh chứng rõ ràng cho tầm nhìn chung là thúc đẩy thanh toán không tiền mặt, mang lại sự tiện lợi, an toàn và hiệu quả cho người tiêu dùng và doanh nghiệp không chỉ ở trong nước mà còn vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ Việt Nam.

MSB khẳng định mong muốn đồng hành cùng Ngân Lượng và các đối tác thông qua các hoạt động hợp tác, chia sẻ hai chiều nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng, giúp khách hàng tối ưu hóa chi phí, tăng sức cạnh tranh, chạm đến nhiều cột mốc phát triển mới để cùng nâng tầm bền vững.

Xem thêm

Đại diện MSB và 9Pay tại lễ ký kết hợp tác

MSB tiếp tục đẩy mạnh thanh toán xuyên biên giới

Sự hợp tác giữa MSB và 9Pay không chỉ đơn thuần là một cuộc bắt tay trong lĩnh vực thanh toán, hai đơn vị này đang cùng nhau vẽ nên một bức tranh lớn hơn, một hệ sinh thái thanh toán thông minh và bền vững...

Có thể bạn quan tâm

Thẻ tín dụng LPBank: Bí kíp chi tiêu thông minh cuối năm

Thẻ tín dụng LPBank: Bí kíp chi tiêu thông minh cuối năm

Mùa mua sắm cuối năm đang đến gần, kéo theo nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng tăng cao. Trong bối cảnh đó, thẻ tín dụng ngày càng khẳng định vị thế là công cụ thanh toán hiện đại, tiện lợi và mang lại nhiều lợi ích thiết thực...

Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc BIDV và ông Lê Thanh Hưng, Tổng Giám đốc VRG đại diện hai đơn vị ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

Việc BIDV và VRG cùng nhau hợp tác trong giai đoạn 2024 - 2029 hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên, cũng như góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước...

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...