Năm 2019, Bộ Công Thương "sờ gáy" các doanh nghiệp xăng dầu, đa cấp, dược và viễn thông

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã ký quyết định phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2019. Theo đó, Bộ sẽ tiến hành thanh tra hàng loạt đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trong các lĩnh vực: đa cấp, xăng dầu, viễn t
Năm 2019, Bộ Công Thương "sờ gáy" các doanh nghiệp xăng dầu, đa cấp, dược và viễn thông

Bộ Công Thương sẽ tập trung thanh tra việc chấp hành các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng; các hoạt động về tài chính, ngân sách nhà nước; công tác đầu tư xây dựng; công tác tổ chức cán bộ; công tác xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Trong đó, có hai doanh nghiệp lớn nằm trong danh sách thanh tra hành chính là Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam và Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco).

Cũng trong năm nay, Bộ Công Thương sẽ thanh tra chuyên ngành tại Tổng công ty Gas Petrolimex, Công ty Cổ phần Kinh doanh khí Miền Bắc và Tổng công ty Phát điện 2. Danh sách dự phòng có một loạt cục quản lý thị trường tại Quảng Ninh, Bình Dương, Sóc Trăng, Hải Phòng.

Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số dự kiến thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về thương mại điện tử tại Công ty TNHH Thương mại VHC và Công ty TNHH Recess vào 2 quý cuối năm.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng chủ trì thanh tra về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, cung cấp thông tin về hàng hoá, dịch vụ cho người tiêu dùng cũng như trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng, hoạt động bảo hành.

Những doanh nghiệp nằm trong danh sách này gồm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn Thương Tín (Sacombank), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty TNHH HD Saigon, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Standard Chartered Việt Nam và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông (OCB).

Doanh nghiệp đa cấp sẽ được thanh tra gồm Thiên Sư Việt Nam, New Image Việt Nam, World Việt Nam, Morinda Việt Nam, Công ty TNHH Thương mại Việt Nam Quốc tế Mưa, Công ty TNHH Người lái xe Mặt trời.

Bộ Công Thương cũng sẽ tiến hành thanh tra nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực đặc thù như điện, xăng dầu, dược, hoá mỹ phẩm, thuỷ điện..., thậm chí cả doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng như Empire, Thành Đô, Cobobay… Nội dung thanh tra là việc chấp hành quy định của pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương.

Đại diện Bộ cho biết, tất cả các đơn vị sẽ được thanh tra theo đúng quy định pháp luật và ngay sau khi có kết quả sẽ có báo cáo gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương kèm đăng tải công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…