Nắm bắt “cơ hội vàng” tiếp cận nguồn vốn kinh doanh giá rẻ

Từ tháng 4, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) triển khai gói tín dụng 3.000 tỷ đồng dành riêng cho các khách hàng mới vay kinh doanh lần đầu với lãi suất chỉ từ 4,5%...

Nắm bắt “cơ hội vàng” tiếp cận nguồn vốn kinh doanh giá rẻ

Trong bối cảnh kinh tế đang trên đà phục hồi, nhu cầu vay vốn thúc đẩy sản xuất - kinh doanh ngày càng tăng cao, khách hàng vay vẫn phải tính toán tài chính kỹ lưỡng, thì lãi suất thấp, cạnh tranh là yếu tố tiên quyết trong quyết định vay vốn của họ. Thấu hiểu điều đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) liên tục tung ra các gói tín dụng ưu đãi như một cách chia sẻ, giảm bớt áp lực tài chính thiết thực nhất dành cho khách hàng.

Vừa qua, nhằm cung cấp nguồn vốn giá rẻ ra thị trường, tiếp tục đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp thúc đẩy tình hình sản xuất - kinh doanh, TPBank tiếp tục dành gói tín dụng 3.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi giảm sâu, dành riêng cho toàn bộ khách hàng mới vay kinh doanh lần đầu tại TPBank, từ ngày 10/4 đến 30/9, hoặc đến khi hết hạn mức của chương trình. Theo đó, lãi suất cho vay kinh doanh tại TPBank hấp dẫn hơn bao giờ hết khi giảm sâu xuống chỉ từ 4,5%, tương đương giảm 1,8% - 2,15% lãi suất so với đầu năm 2024.

Cụ thể, với khách hàng cá nhân lần đầu vay kinh doanh tại TPBank, ngân hàng hỗ trợ lãi suất ưu đãi chỉ 4,5% cho thời hạn vay 2 tháng. Với thời hạn vay cao nhất là 12 tháng, lãi suất chỉ dừng ở mức 7,2%.

Khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ (MSME) lần đầu vay kinh doanh tại TPBank cũng được hưởng mức ưu đãi lãi suất hấp dẫn không kém khi lãi suất với thời hạn vay 2 tháng chỉ 4,8% và lãi suất với thời hạn vay 12 tháng chỉ 7,5%.

Ngoài gói ưu đãi lãi suất trên, từ tháng 3, với tất cả các khách hàng vay kinh doanh, TPBank áp dụng gói ưu đãi vay Tài – Lộc – Phát, với mức lãi suất giảm tới 1,15% - 1,88% so với đầu năm 2024.

goi-udls-3000-ty-6632.jpg

Trên thị trường, TPBank vẫn luôn là một trong những ngân hàng đi đầu trong làn sóng giảm lãi suất. Sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó khăn, ngân hàng liên tục cập nhật chính sách lãi suất ưu đãi, thực hiện các biện pháp giảm lãi, giảm phí hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân với quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng. Chỉ tính riêng trong năm 2023, TPBank đã tích cực giảm lãi vay cho các khách hàng hiện hữu, với tổng số tiền lãi giảm lên tới 1.950 tỷ đồng.

Bên cạnh các gói vay ưu đãi đa dạng, TPBank liên tục đột phá trong phương thức cho vay, ứng dụng công nghệ hỗ trợ khách hàng trên mọi phân khúc, mang lại cho khách hàng trải nghiệm vay thông suốt và tiện lợi. TPBank luôn sẵn sàng cơ chế tối ưu thời gian phê duyệt, giải ngân với hồ sơ đơn giản, thủ tục giản lược, linh hoạt với cách ghi nhận nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng và thực tế.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...