TPBank tiếp tục đầu tư công nghệ, hướng đến mục tiêu 15 triệu khách hàng

TPBank tiếp tục đầu tư công nghệ và mở rộng mạng lưới LiveBanbk 24/7 lên 450-460 điểm...

TPBank tiếp tục đầu tư công nghệ, hướng đến mục tiêu 15 triệu khách hàng

TPBank tiếp tục đầu tư công nghệ và mở rộng mạng lưới LiveBanbk 24/7 lên 450-460 điểm. Ngân hàng dự kiến tổng tài sản tăng 9,36% lên 390.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay và trái phiếu doanh nghiệp tăng 15,75% lên 251.821 tỷ đồng, huy động vốn tăng 3,31% lên 327.000 tỷ đồng.

Đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 34%, phấn đấu đạt mốc 15 triệu khách hàng.

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) năm 2024, TPBank tiếp tục triển khai có hiệu quả "Chiến lược phát triển TPBank giai đoạn 2023-2028 và tầm nhìn đến 2035".

TPBank đề ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế ngân hàng riêng lẻ là 7.500 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2023. Tổng tài sản dự kiến tăng 9,36% lên 390.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay và trái phiếu doanh nghiệp tăng 15,75% lên 251.821 tỷ đồng, huy động vốn tăng 3,31% lên 327.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới mức 2,5%. TPBank chú trọng tăng trưởng mạnh cơ sở khách hàng, phấn đấu đạt mốc 15 triệu khách hàng trong năm nay.

Báo cáo tài chính sau kiểm toán 2023 ghi nhận lợi nhuận trước thuế của TPBank là 5.589 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 4.463 tỷ đồng. Sau khi trích lập các quỹ, lợi nhuận để lại chưa phân phối còn 3.697 tỷ đồng. Ngân hàng chưa có đề xuất chia cổ tức trong năm nay.

Nhằm đạt được các kế hoạch tăng trưởng đề ra, TPBank thực hiện một loạt các chiến lược kinh doanh như khai thác tệp khách hàng hiện hữu, linh hoạt điều chỉnh chính sách các sản phẩm vay, sản phẩm huy động; xây dựng chính sách khách hàng doanh nghiệp toàn diện; tiếp tục đầu tư lại danh mục trái phiếu chính phủ ở mức lãi suất tốt…

TPBank nâng cấp hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tài chính quốc tế (IFC, ADB, GCPF), triển khai các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG) trên toàn hệ thống TPBank, hướng tới phát triển bền vững.

HĐQT TPBank cho biết sẽ tiếp tục thực hiện việc tái cơ cấu Công ty tài chính cổ phần Handico (Hafic) để TPBank có công ty con hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng.

Đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 34%, phấn đấu đạt mốc 15 triệu khách hàng.

Tiếp tục giữ vững vị thế ngân hàng số hàng đầu Việt Nam, năm 2024, TPBank thực hiện số hóa chuyên sâu, tập trung vào việc ứng dụng hiệu quả công nghệ mới hướng tới data driven (ra quyết định dựa trên số liệu).

Ngân hàng cũng tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ GenAI, ML, ChatGPT trong các hoạt động của ngân hàng, ứng dụng Computer Vision, BioCenter, triển khai CCCD gắn chip, VNeID vào hoạt động thực tế giảm rủi ro cho khách hàng, tiết kiệm chi phí. Ngân hàng cũng tập trung nguồn lực cho dự án nâng cấp Core Banking, nhằm nâng cao năng lực xử lý, tăng trưởng khách hàng, giao dịch nhanh, tích hợp dễ dàng với các hệ thống khác.

Hướng tới mục tiêu mở mới 20 LiveBank.

Trong năm 2024, TPBank sẽ hoàn tất việc xây dựng, mở mới đối với 5 chi nhánh, 3 phòng giao dịch trình Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thành lập mới trong năm 2023, song song với đó lên đề xuất kế hoạch phát triển mạng lưới 2024 trình Ngân hàng nhà nước chấp thuận.

Đồng thời, ngân hàng sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng hệ thống mạnh lưới LiveBank, hướng tới mục tiêu mở mới 20 điểm trong năm 2024, nâng tổng số điểm LiveBank lên 450-460 điểm.

Xem thêm

Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Nguyễn Quốc Hùng

Hiệp hội Ngân hàng: Tín dụng tăng trưởng thấp trong các tháng đầu năm là hiện tượng phổ biến

Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho rằng tăng trưởng thấp trong các tháng đầu năm là hiện tượng phổ biến. Bình quân tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm trong giai đoạn 2013 - 2023 là 0,56%. Tuy nhiên năm 2014 – 2018 và 2024 thì tốc độ tăng trưởng tín dụng trong 2 tháng đầu năm đều âm...

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...