Nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, hấp lực hút vốn ngoại

Ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBCKNN đã nhấn mạnh các nhiệm vụ chính của năm 2019 nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam minh bạch, ổn định, hướng tới mục tiêu nâng hạng lên thị trường mới
Nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, hấp lực hút vốn ngoại

Sáng nay (22/2), tại Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2019.

Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thị trường chứng khoán Việt Nam mặc dù bị ảnh hưởng bởi bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu song vẫn là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. Trong 5 năm qua, thị trường chứng khoán đã tăng điểm mạnh, chỉ số VN-Index đã vượt mốc lịch sử 1.204,33 điểm vào ngày 9/4/2018.

Nhưng sau đó, VN-Index đã giảm điểm sau nhiều năm tăng trưởng với mức giảm ít hơn thị trường thế giới và khu vực. Đến cuối năm 2018, VN-Index đạt 892,54 điểm, giảm 9,3% so với cuối năm 2017; HNX-Index đạt 104,23 điểm, giảm 10,8%. Trong khi đó, TTCK Trung Quốc giảm 24,6%, Đức giảm 18,3%, Hàn Quốc giảm 17,3%.

Tính đến 31/1/2019, thị trường có 755 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ (CCQ) niêm yết trên hai Sở Giao dịch Chứng khoán và 804 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM. Giá trị đăng kí giao dịch đạt hơn 1.235 nghìn tỉ đồng. tăng 26% so với cuối năm 2017.

Quy mô vốn hóa thị trường năm 2018 tăng 12,7% so với năm 2017, tương ứng với 71,6% GDP của năm 2018, vượt chỉ tiêu Chính phủ đề ra đến năm 2020.

Thị trường chứng khoán phái sinh sau hơn một năm đi vào hoạt động, quy mô giao dịch ngày càng phát triển với khối lượng giao dịch bình quân năm 2018 đạt 79.000 hợp đồng/phiên, gấp 7,2 lần so với năm 2017. Song giao dịch chủ yếu tập trung ở nhà đầu tư cá nhân, còn nhà đầu tư tổ chức trong nước mới chỉ chiếm 1,02%, chủ yếu là tự doanh của các công ty chứng khoán. Nhà đầu tư nước ngoài đạt 0,16% giao dịch phái sinh.

Điểm sáng trên bức tranh thị trường là dòng vốn ngoại tiếp tục đổ mạnh vào TTCK Việt Nam. Năm 2018, giá trị mua ròng trên thị trường cổ phiếu đạt mức kỷ lục với nhiều phiên mua ròng có giá trị cao đột biến hơn 100 triệu USD. Tổng giá trị mua ròng của khối ngoại năm qua đạt khoảng 43.900 tỉ đồng trên thị trường cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, tập trung vào các giao dịch thỏa thuận lớn như Vinhomes, Techcombank, Novaland...

Về thị trường trái phiếu, trong năm 2018, tổng khối lượng phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu doanh nghiệp đạt 448.247 tỉ đồng, tương đương 8,1% GDP, tăng 13,1% so với tổng khối lượng phát hành năm 2018.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tin tưởng với nền tảng kinh tế vĩ mô tiếp tục có thêm những diễn biến tích cực, sự quan tâm chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng, TTCK sẽ phát triển tích cực trong năm 2019, cũng như những năm tới.

Bên cạnh những điểm sáng, TTCK vẫn còn những tồn tại hạn chế. Theo Phó Chủ tịch UBCKNN Phạm Hồng Sơn, TTCK phát triển nhanh, thanh khoản được cải thiện trong những năm gần đây, nhưng vẫn tồn tại các yếu tố chưa thực sự bền vững.

TTCK phái sinh đang phát triển với tốc độ nhanh, nhưng quy mô vẫn còn nhỏ, cơ sở nhà đầu tư còn chưa cân bằng, bền vững. Các nhà đầu tư tham gia trên TTCK phái sinh chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân (chiếm tới 99,76%). Hoạt động phòng vệ rủi ro còn chưa được chú trọng nhiều do còn ít các nhà đầu tư tổ chức tham gia.

Do đó, Phó Chủ tịch UBCKNN Phạm Hồng Sơn chỉ ra 7 nhiệm vụ trọng tâm gồm:

Thứ nhất, tập trung hoàn thành xây dựng Luật Chứng khoán, chủ động nghiên cứu, dự thảo các Nghị định và hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán (sửa đổi).

Thứ hai, tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển, nâng cao năng lực cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường.

Thứ ba, thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thứ tư, triển khai các sản phẩm chứng khoán phái sinh hợp đồng tương lai trên một số chỉ số mới và hợp đồng tương lai Trái phiếu Chính phủ; triển khai sản phẩm chứng quyền có bảo đảm.

Thứ năm, thúc đẩy các giải pháp nâng hạng TTCK Việt Nam từ hạng thị trường cận biên lên hạng thị trường mới nổi trên bảng xếp hạng MSCI và FTSE.

Thứ sáu, triển khai gói thầu KRX trang bị hệ thống công nghệ thông tin với các tính năng nghiệp vụ mới, đa dạng, hướng đến chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Thứ bảy, nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát TTCK và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

>> Thị trường cổ phiếu niêm yết HNX tháng 1 giảm 31% giao dịch

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...