NCB công bố báo cáo tài chính: Ổn định, vững vàng vượt qua đại dịch

Ngân hàng TMCP Quốc Dân vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021 cũng như kết quả kinh doanh cả năm. Theo đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng ghi nhận những kết quả phát triển ổn định, tăng trưởng bền vững.
NCB công bố báo cáo tài chính: Ổn định, vững vàng vượt qua đại dịch

Trong năm 2021, hoạt động kinh doanh của NCB vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định và an toàn trong bối cảnh giãn cách xã hội do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Ngân hàng đã chuyển dịch cơ cấu thu nhập từ mảng tín dụng truyền thống sang các sản phẩm dịch vụ bán lẻ như: thẻ, Bancassurance, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ trực tuyến…

Bên cạnh đó, NCB chú trọng đẩy mạnh các hoạt động quản trị rủi ro, chất lượng tín dụng được kiểm soát, kết thúc năm 2021, tỷ lệ nợ xấu của NCB ở mức 3%.

Năm vừa qua, NCB đã thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ. Hiện ngân hàng đã và đang số hóa các quy trình nội bộ và giao dịch để hướng tới một ngân hàng số, không giấy tờ. Đây cũng là một trong những ngân hàng tiên phong trong ứng dụng eKYC vào xác thực thông tin khách hàng, và là một trong hai ngân hàng đầu tiên triển khai phương thức thanh toán trực tuyến bằng mã VietQR trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia…

Song song với nhiệm vụ đảm bảo hiệu quả kinh doanh bền vững, NCB cũng đã dành nhiều ngân sách để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cụ thể, kể từ đầu mùa dịch đến cuối năm 2021 đã có gần 1.800 khách hàng, tương ứng với tổng dư nợ khoảng 15.188 tỷ đồng. Các biện pháp hỗ trợ này được triển khai đồng thời cho cả khách hàng hiện hữu và khách hàng mới, khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

Ngoài ra, ngân hàng cũng đẩy mạnh trích lập dự phòng toàn bộ với danh mục tín dụng của khách hàng bị ảnh hưởng nặng do dịch bệnh Covid-19 và các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc ngân hàng.

Đại diện lãnh đạo NCB chia sẻ: Năm 2021, hoạt động kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 kéo dài, nhưng NCB vẫn thực hiện tốt mục tiêu kép vừa đồng hành, hỗ trợ tích cực khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19, vừa hoạt động an toàn, tăng trưởng bền vững. Tiếp tục kiên định với định hướng trở thành Ngân hàng hàng đầu về bán lẻ, đặc biệt là các sản phẩm số hóa, NCB tập trung xây dựng các sản phẩm mũi nhọn, có tính đột phá mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng; ứng dụng công nghệ mới nhằm đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt, khuyến khích giao dịch trực tuyến…

Đáng chú ý, vừa qua, NCB đã công bố chào bán 150 triệu cổ phiếu NVB cho cổ đông hiện hữu với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu và dự kiến thu về 1.500 tỷ đồng bổ sung vào vốn điều lệ ngân hàng nhằm tăng vốn điều lệ lên mức 5.600 tỷ đồng. Đây là bước đầu cho kế hoạch mà NCB đang vươn tới là tăng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2022 – 2025 mà Đại hội đồng cổ đông đã thông qua.

Xem thêm

NCB muốn tăng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng

NCB muốn tăng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng

Kế hoạch tăng vốn của NCB vừa cải thiện tiềm lực tài chính, vừa tạo động lực mạnh để nhà băng này tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số - chìa khoá quan trọng của hệ thống ngân hàng trong thời gian tới.
NCB sẽ phát hành cổ phiếu để tăng vốn trong quý IV/2021

NCB sẽ phát hành cổ phiếu để tăng vốn trong quý IV/2021

Theo đó, tính đến ngày 30/9/2021, tổng tài sản của NCB đạt trên 81 nghìn tỷ đồng; thu nhập lãi thuần tăng 25% so với cùng kỳ năm trước nhờ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cũng như tăng cường công tác xử lý, thu hồi nợ…

Có thể bạn quan tâm

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...