Nếu được nói với Thủ tướng: Cần có những chính sách cho tài nguyên

Ông Vũ Trường Sinh, Giám đốc Công ty CP Xây dựng Procons đã thẳng thắn bày tỏ ý kiến này khi trò chuyện với Thương gia tại Hội nghị Thủ tướng gặp doanh nghiệp 2017 diễn ra vừa qua tại Hà Nội.
Nếu được nói với Thủ tướng: Cần có những chính sách cho tài nguyên

Về tài nguyên con người, đề nghị Chính Phủ có chính sách ưu tiên và hỗ trợ những DN có hoạt động phát triển nguồn nhân lực về chất lượng (đào tạo chuyên môn, nâng cao tay nghề của các cấp nhân viên, người lao động), trách nhiệm của các DN khác được sử dụng những nhân lực đã được đào tạo với những DN đã đào tạo nên nguồn nhân lực đó, cụ thể:

DN đầu tư đào tạo cho người lao động: Sẽ được giảm trừ trực tiếp chi phí đào tạo vào Thuế thu nhập DN (tách chi phí đào tạo ra khỏi chi phí sản xuất, khấu trừ trực tiếp vào khoản thuế Thu nhập DN phải nộp), Người lao động phải được đào tạo đúng quy trình quy chuẩn và được sát hạch cấp bằng, chứng chỉ nghề phù hợp, các mức phí có quy định để áp dụng.

Người lao động sau khi chuyển sang đơn vị mới làm việc thì đơn vị tiếp nhận đó có trách nhiệm, nghĩa vụ hoàn lại khoản chi phí đào tạo nghề cho cá nhân đó cho nhà nước trong kỳ nộp thuế thu nhập DN của năm tiếp nhận lao động đó.

Đây sẽ là động lực để các DN đầu tư mạnh mẽ vào việc Đào tạo phát triển Nguồn nhân lực (Có thể từ lao động phổ thông không có chuyên môn thành những lao động lành nghề có chuyên môn), tạo nên việc phát triển lao động đúng quy luật đúng nhu cầu, giảm đi gánh nặng của Nhà nước trong đào tạo nhân lực hay những lãng phí do công tác đào tạo chưa đúng, đủ nhu cầu.Bên cạnh đó tránh việc các DN dùng mức lương để lôi kéo những nhân lực có tay nghề được đơn vị khác đào tạo nhằm trục lợi cho mình, cạnh tranh nhân lực không lành mạnh, không có trách nhiệm trong đào tạo phát triển xã hội chỉ đợi dùng sẵn.

Đối với tài nguyên khoáng sản, cần quán triệt tư tưởng:Mọi DN đều được tiếp cận các nguồn tài nguyên bình đẳng không phân biệt, tuy nhiên được phân biệt bằng phương pháp và nội dung thực hiện, cụ thể:

Không ưu tiên các DN có nội dung thực hiện không tốt: Làm môi trường bị ảnh hưởng.Tạo nên những bất bình trong xã hội do không mang lợi ích cho chính môi trường và người dân nơi đó.Tạo nên bất ổn do người dân đã bị thu hồi đất, tài nguyên giao cho DN sau đó không ổn định công việc nguồn thu nhập và giá trị được bồi thường hỗ trợ là quá nhỏ bé với giá trị đất đai mới được thiết lập (chênh lệch địa tô) gây bất công bằng, bất ổn cuộc sống người dân, bất ổn xã hội. Với những trường hợp này không ưu tiên thực hiện, nếu có thì thu thuế cao để có phương án hỗ trợ cân bằng cuộc sống người dân.

Ưu tiên các DN có nội dung thực hiện sáng tạo: Tiêu chí DNthực hiện các dự án đảm bảo giữ gìn môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, mang công bằng lợi ích cho người dân địa phương. Có thể Ưu tiên thực hiện trước, thực hiện sớm, cấp vốn ưu đãi, miễn thuế, giảm thuế.

Nội dung này là phát huy các dự án kinh doanh mang lại lợi ích cho cộng đồng, cho xã hội, hướng tới nền kinh tế sáng tạo, tạo công bằng dân chủ và trao cơ hội bền vững đến tất cả mọi người. Hạn chế việc phát triển các dự án mang lợi ích cho một nhóm người dẫn đến một hệ lụy là tạo ra khoảng cách chênh lệch trong xã hội là quá lớn và nhiều người dân trong số còn lại không có cơ hội để vươn lên hay ổn định cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...