Nếu được nói với Thủ tướng: “Để cải cách thành công, cần thực sự lắng nghe doanh nghiệp”

Đó là nhận định của ông Hà Nhị Khiêm, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ GMK với Tạp chí Thương gia trong Hội nghị Thủ tướng gặp doanh nghiệp diễn ra vừa qua tại Hà Nội.
Nếu được nói với Thủ tướng: “Để cải cách thành công, cần thực sự lắng nghe doanh nghiệp”

Theo dõi trên phương tiện thông tin đại chúng, tôi đặc biệt chú ý đến sự kiện Thủ tướng gặp mặt hơn 2.000 doanh nghiệp tại Hà Nội vừa qua. Sự kiện đã qua đi, có rất nhiều việc tôi tin là sẽ được hiện thực hoá trong thời gian tới. Cá nhân tôi luôn tin tưởng và kỳ vọng hướng về chính phủ một “chính phủ kiến tạo, chính phủ hành động, chính phủ phục vụ, chính phủ liêm chính” được sử dụng thường xuyên trên các phương tiện đại chúng những ngày gần đây, và tôi đặc biệt chú ý đến cụm từ “chính phủ kiến tạo”.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã xác định rõ mục tiêu xây dựng Chính phủ mới trong nhiệm kỳ của mình, đó là “Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ Nhân dân”. Tôi mong muốn khi đi vào các chính sách cụ thể, chính phủ có những quyết sách sát với lòng dân, sát với thực tế kinh doanh mà doanh nghiệp cần. Những chính sách đã và đang chưa phù hợp với điều kiện thực tế kinh doanh, mong muốn chính phủ nhanh chóng điều chỉnh hoặc thu hồi, ban hành chính sách khác cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.

"Để cải cách thủ tục hành chính thành công, các cơ quan Nhà nước cần thực sự lắng nghe doanh nghiệp để điều chỉnh cho sát thực tế của doanh nghiệp hơn.

Và vấn đề khi triển khai các chính sách, doanh nghiệp cũng cần sự hỗ trợ hết lòng của dội ngũ cán bộ công quyền để giúp doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn trong quá trình tiếp cận, triển khai liên quan đến thủ tục hành chính. Để cải cách thủ tục hành chính thành công, các cơ quan Nhà nước cần thực sự lắng nghe doanh nghiệp để điều chỉnh cho sát thực tế của doanh nghiệp hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...