Ngân hàng "né" rủi ro pháp lý nhờ bổ sung quy định cho vay điện tử

Việc ban hành Thông tư 06/2023/TT-NHNN ngày 28/6/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng tránh được các rủi ro về pháp lý...
Ngân hàng "né" rủi ro pháp lý nhờ bổ sung quy định cho vay điện tử

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 06/2023/TT-NHNN ngày 28/6/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng.

Cấm vay vốn để mua cổ phần

Thông tư 06 nêu rõ, tổ chức tín dụng sẽ không được cho vay đối với các nhu cầu vốn gồm vay để đầu tư kinh doanh ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư; vay để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của hoạt động kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và các giao dịch, hành vi khác mà pháp luật cấm; vay để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư.

Ngoài ra, mua vàng miếng hoặc vay để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay (trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật cũng không thể tiếp cận vốn từ ngân hàng)... cũng sẽ không được vay vốn.

Ngân hàng Nhà nước cũng đưa thêm các quy định mới như: cấm các tổ chức tín dụng không được cho vay vốn để gửi tiền, vay vốn để thanh toán tiền mua, góp vốn của công ty chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên Upcom cũng sẽ không được vay vốn tại các tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó, khách hàng vay vốn để thanh toán tiền góp vốn để thực hiện dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật tại thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay cũng không được các tổ chức tín dụng cung ứng vốn…

Đối với hoạt động cho vay bằng phương thức điện tử hay còn gọi là cho vay online, Thông tư 06 bổ sung loạt quy định về: Nguyên tắc cho vay bằng phương tiện điện tử; Nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng; Dư nợ cho vay; Hồ sơ đề nghị vay vốn...

Trong đó, Thông tư 06 quy định rõ dư nợ cho vay đối với một khách hàng là cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống không được vượt quá 100 triệu đồng Việt Nam tại một tổ chức tín dụng.

Khách hàng là cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống được giải ngân vốn cho vay vào tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng theo mục đích vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống mà khách hàng cam kết.

Ngoài ra, Thông tư 06 cũng cho phép khách hàng trả nợ bằng đồng tiền khác đồng tiền cho vay nếu thỏa thuận được với tổ chức tín dụng.

Thông tư cũng bổ sung quy định về việc phong tỏa khoản vay đảm bảo nghĩa vụ đến khi chấm dứt nghĩa vụ. Theo đó, đối với trường hợp cho vay để thanh toán tiền nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, tổ chức tín dụng sẽ phong tỏa số tiền giải ngân vốn tại tổ chức tín dụng cho vay cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm.

Theo Ngân hàng Nhà nước việc thay đổi này nhằm góp phần đảm bảo an toàn, hiệu quả, hạn chế rủi ro phát sinh trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng.

tổ chức tín dụng

Dư nợ cho vay cá nhân không vượt quá 100 triệu

Ngoài ra, Thông tư 06 quy định, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay bằng phương tiện điện tử phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, đặc điểm của khoản vay, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ thông điệp dữ liệu và bảo mật thông tin phù hợp với quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, giao dịch điện tử, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quản lý rủi ro và các văn bản pháp luật có liên quan.

Hệ thống thông tin thực hiện hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử phải tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên theo quy định của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng.

Tổ chức tín dụng phải lưu trữ, bảo quản thông tin, dữ liệu theo quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn, bảo mật và được sao lưu dự phòng đảm bảo tính đầy đủ, toàn vẹn của hồ sơ cho phép truy cập, sử dụng khi cần thiết hoặc để phục vụ công tác kiểm tra, đối chiếu, giải quyết tra soát, khiếu nại, tranh chấp và cung cấp thông tin khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Tổ chức tín dụng tự quyết định biện pháp, hình thức, công nghệ phục vụ hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử, tự chịu rủi ro phát sinh (nếu có) và phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu: Có giải pháp, công nghệ kỹ thuật đảm bảo tính chính xác, bảo mật, an toàn trong quá trình thu thập, sử dụng, kiểm tra thông tin, dữ liệu; Có biện pháp kiểm tra, đối chiếu, cập nhật, xác minh thông tin, dữ liệu; có biện pháp ngăn chặn các hành vi giả mạo, can thiệp, chỉnh sửa làm sai lệch thông tin, dữ liệu.

Đồng thời, có biện pháp theo dõi, nhận dạng, đo lường và kiểm soát rủi ro; có phương án xử lý rủi ro; Phân công trách nhiệm cụ thể từng cá nhân, bộ phận có liên quan trong hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử và trong việc quản lý, giám sát rủi ro.

Thông tư 06 cũng quy định, dư nợ cho vay bằng phương tiện điện tử đối với một khách hàng là cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống và được nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định không vượt quá 100 triệu đồng Việt Nam tại một tổ chức tín dụng.

Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng phải gửi cho tổ chức tín dụng các tài liệu, dữ liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và các tài liệu, dữ liệu khác theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng.

Tổ chức tín dụng tổ chức xét duyệt cho vay bằng phương tiện điện tử phải đảm bảo nguyên tắc phân định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận xây dựng, thiết lập và vận hành hệ thống thông tin phục vụ khâu thẩm định và quyết định cho vay. Trường hợp có rủi ro phát sinh, tổ chức tín dụng phải có cơ chế để xác định từng cá nhân, bộ phận chịu trách nhiệm và xử lý kịp thời các vấn đề, rủi ro phát sinh để đảm bảo hiệu quả, an toàn trong việc tổ chức xét duyệt cho vay bằng phương tiện điện tử của tổ chức tín dụng.

Thỏa thuận cho vay được lập thành văn bản, trường hợp là hợp đồng điện tử thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và phải có tối thiểu các nội dung quy định.

Xem thêm

VARs: Giao dịch bất động sản qua sàn thanh toán qua ngân hàng sẽ tránh tình trạng khai hai giá

VARs: Giao dịch bất động sản qua sàn thanh toán qua ngân hàng sẽ tránh tình trạng khai hai giá

Theo báo cáo tuần của Hội môi giới bất động sản Việt Nam, để xác định giá đất tiệm cận với giá thị trường, tương xứng với giá trị mang lại, cần phải có dữ liệu thông tin về giá đất giao dịch thực tế trên thị trường. Bắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn là cơ sở để cung cấp thông tin số liệu về giá chính xác nhất...
Các ngân hàng áp dụng phí dịch vụ thẻ như thế nào?

Các ngân hàng áp dụng phí dịch vụ thẻ như thế nào?

Theo khảo sát, hầu hết các ngân hàng đều không thu phí kích hoạt, chỉ thu phí phát hành lần đầu với một số loại thẻ. Tuy nhiên, mới đây, ngân hàng Viẹtcombank đã có thông báo điều chỉnh biểu phí sản phẩm thẻ tại ngân hàng kể từ ngày 1/7/2023...

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...