Ngân hàng ngoại "đổ bộ" 10 năm, ngân hàng nội mất gì?

Trong khi các ngân hàng nội phải đối mặt với áp lực tái cơ cấu, giảm số lượng thì các ngân hàng ngoại lại gia tăng sự hiện diện. Hiện có 7 ngân hàng 100% vốn nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cấp phé
Ngân hàng ngoại "đổ bộ" 10 năm, ngân hàng nội mất gì?
Trong khi các ngân hàng nội phải đối mặt với áp lực tái cơ cấu, giảm số lượng thì các ngân hàng ngoại lại gia tăng sự hiện diện. Hiện có 7 ngân hàng 100% vốn nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
Đầu tháng 9/2016 Thống đốc NHNN đã ban hành giấy phép về việc thành lập và hoạt động ngân hàng 100% vốn nước ngoài của Ngân hàng CIMB Bank Berhad tại Việt Nam. Vốn điều lệ của CIMB là 3.203 tỷ đồng với thời hạn hoạt động 99 năm.Trước đó, vào tháng 3/2016, NHNN đã ban hành giấy phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài của Ngân hàng Public Bank Perhad (Malaysia) tại Việt Nam.Ngoài hai ngân hàng trên, tại Việt Nam có các ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã được cấp phép như ANZ Việt Nam, Hong Leong Việt Nam, HSBC Việt Nam, Shinhan Việt Nam và Standard Chartered Việt Nam.Ngoài ra, Thống đốc NHNN đã chấp thuận về nguyên tắc việc Ngân hàng Woori thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam (Woori Việt Nam). Nếu thêm Woori sẽ có 8 ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.Ngoài việc thành lập ngân hàng 100% vốn ngoại ở Việt Nam, các khối ngoại còn tìm cách thâm nhập vào hệ thống ngân hàng Việt Nam thông qua liên doanh liên kết, mua cổ phần…Điều đáng nói là thời gian qua, khi các ngân hàng nội phải đối mặt với áp lực tái cơ cấu, giảm số lượng ngân hàng thì các ngân hàng ngoại lại gia tăng sự hiện diện với gần 100 chi nhánh, văn phòng đại diện.Chuyên gia tài chính ngân hàng, TS.Nguyễn Trí Hiếu cho rằng khi ngân hàng ngoại đổ bộ vào sẽ tạo ra cạnh tranh lớn. Đặc biệt ngân hàng ngoại có lợi thế như vốn mạnh, sản phẩm đa dạng, dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp hơn sẽ ngày càng mở rộng thị phần.Theo PGS.TS. Đặng Ngọc Đức - Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính (ĐH Kinh tế quốc dân), việc các ngân hàng ngoại đổ bộ vào là vấn đề hội nhập quốc tế về lĩnh vực ngân hàng tài chính.Các ngân hàng của Malaysia, Indonesia… có năng suất lao động tương ứng cao gấp 2-3 lần năng suất ngân hàng Việt Nam, điều đó góp phần làm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.Việc khối ngoại mua lại cổ phần của các ngân hàng nội vì có lẽ họ tìm thấy con đường này an toàn hơn việc mở chi nhánh hoặc mở ngân hàng mới ở Việt Nam. Mặt khác, các nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy khoảng trống trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam và tiềm năng của các ngân hàng có thể thích nghi hơn với thị trường đặc biệt là môi trường cạnh tranh.Theo ông, khi có sự thâm nhập của ngân hàng nước ngoài hơn thì sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh, tăng cường hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như chất lượng dịch vụ.Về lo lắng số ngân hàng nội ngày càng giảm, trong khi ngân hàng ngoại tăng hiện diện, PGS.TS. Đặng Ngọc Đức cho rằng số lượng không quan trọng bằng chất lượng hoặc công nghệ hoạt động của ngân hàng. Thực tế đầu số ngân hàng giảm nhưng mỗi ngân hàng tăng quy mô lên thì tổng giá trị thị trường vẫn không đổi.TS Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng đến thời điểm này có lẽ chưa cần lo ngại sự xâm nhập của ngân hàng ngoại. Thứ nhất các ngân hàng ngoại vào đây chưa mạnh dạn chiếm lĩnh thị phần tại Việt Nam. Họ vào Việt Nam tập trung phục vụ khách hàng truyền thống từ nước sở tại của họ. Họ theo chân khách hàng của họ vào đây sau đó mới mở rộng thị trường tại Việt Nam.“Sau 20 năm có mặt tại đây, thị phần của Ngân hàng nước ngoài tại mới chỉ chiếm khoảng 10%, do đó đây chưa phải là điều chúng ta lo ngại”, TS Hiếu cho hay.Bên cạnh đó, họ chưa hiểu thị trường Việt Nam, họ sợ thị trường có nhiều rủi ro nên chưa mạnh bạo mở rộng thị trường tại đây.“Các ngân hàng nước ngoài nhìn thấy tiềm năng của ngành ngân hàng ở Việt Nam vì chỉ có khoảng 20% dân chúng tiếp cận với ngân hàng. Nhưng thực tế các ngân hàng lớn chỉ tập trung ở đô thị, ở đây mật độ ngân hàng lại quá dày đặc. Họ đã nhìn thấy tiềm năng xa nhưng lúc này thì các Ngân hàng làm ăn không có lời và đặc biệt họ nhìn thấy rủi ro ở Việt Nam rất lớn nên không mạnh dạn phát triển”.Những rủi ro mà TS Hiếu đề cập đó là: Các ngân hàng nước ngoài dựa vào báo cáo tài chính để nhận định tình hình sức khỏe, tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chúng ta không đủ độ tin cậy, chỉ 1 số doanh nghiệp có kiểm toán độc lập, có công ty kiểm toán độc lập còn lại nhiều doanh nghiệp tự soạn thảo báo cáo tài chính.Trong khi đó, các ngân hàng ngoại lại gặp khó khăn khi thẩm định tài chính của doanh nghiệp.Thứ hai nữa, các doanh nghiệp Việt tiềm lực tài chính yếu, trừ tập đoàn, tổng công ty còn lại đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn ít, tài sản thế chấp ít, sức chịu đựng trên thương trường thấp nên họ khó khăn trong thẩm định, cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp Việt.“Ngay 1 ngân hàng lớn của nước ngoài vốn 100% mà tôi biết họ đã ngừng cho vay doanh nghiệp Việt Nam mà chỉ cho vay tín dụng tiêu dùng vì họ thấy rủi ro ở Việt Nam lớn quá”, TS Nguyễn Trí Hiếu cho hay.Mặc dù thời điểm này không quá lo lắng về việc đánh mất thị phần, tuy nhiên các chuyên gia cũng lưu ý, các ngân hàng nội phải đổi mới phương thức quản trị, điều hành để đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn hơn, chuyên nghiệp hơn, chất lượng hơn, đội ngũ nhân viên cần hoàn thiện để phát triển nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra đa dạng hóa sản phẩm cho hoạt động kinh tế gần gũi hơn với doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp là những cách để đảm bảo vị thế của mình trong tương lai.

Theo Diệu Thùy/Infonet

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...