Ngân hàng Nhà nước: Sẽ sửa luật gỡ khó vay vốn cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước cho biết, nếu Quốc hội thông qua Nghị quyết về xử lý nợ xấu và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD, sẽ giúp đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm.
Ngân hàng Nhà nước: Sẽ sửa luật gỡ khó vay vốn cho doanh nghiệp

Tại Hội nghị Thủ tướng với Doanh nghiệp năm 2017 sáng 17/5, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chia sẻ thông tin về những sửa đổi của chính sách pháp luật nhằm tháo gỡ cho khăn cho hoạt động tín dụng ngân hàng. 

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn, mà vướng mắc chủ yếu liên quan tới việc xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm.

Về vấn đề này, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, cơ quan này đang tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, ngân hàng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay. Đặc biệt là Thông tư số 39/2016/TT-NHNN đã đơn giản hóa một số hồ sơ, thủ tục cho vay; bổ sung nhiều quy định để đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động cho vay, bảo vệ quyền lợi của người vay. Thông tư sửa đổi sẽ nâng cao tính tự chủ trong hoạt động cho vay của TCTD, đồng thời nâng cao yêu cầu minh bạch hóa, bảo đảm an toàn cho hoạt động cho vay của TCTD.

Trước nhu cầu vốn tín dụng của doanh nghiệp còn rất lớn, Thống đốc cho biết, "ngành Ngân hàng đã rất tích cực huy động vốn để đảm bảo đáp ứng cho nền kinh tế, song một phần lớn nguồn lực vẫn còn chưa được khơi thông, đang nằm ở các khoản nợ xấu và các tài sản bảo đảm chưa được xử lý".

NHNN cũng đã trình Chính phủ và báo cáo Bộ Chính trị Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020; trong đó, một trong các giải pháp là trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về xử lý nợ xấu và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD.

Nếu được thông qua sớm, Nghị quyết của Quốc hội sẽ tạo điều kiện xử lý triệt để các vướng mắc khó khăn về cơ sở pháp lý hiện hành liên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm, các khoản nợ của các TCTD, tạo cơ chế xử lý đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, khả thi các khoản nợ xấu.

"Khối lượng vốn lớn đang đọng lại trong các khoản nợ xấu cũng sẽ được giải phóng  cùng với khối lượng tài sản thế chấp hiện nay chưa xử lý được, gây lãng phí nguồn lực xã hội, giúp các TCTD mở rộng tín dụng cho nền kinh tế, đồng thời, giảm được chi phí hoạt động để có điều kiện tiếp tục giảm lãi suất cho vay", ông Hưng nhấn mạnh.

Để đơn giản thủ tục vay vốn, ngành ngân hàng đã rà soát, cắt giảm, bãi bỏ nhiều thủ tục, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong giao dịch hành chính với NHNN, TCTD, đồng thời tích cực đổi mới thủ tục giao dịch; công bố công khai công khai về hồ sơ tín dụng, dịch vụ, lãi suất, phí dịch vụ.

Ngân hàng cũng công bố quy định tiêu chuẩn chất lượng đối với các dịch vụ; cắt bỏ nhiều loại phí cho vay không cần thiết. Quy trình sản phẩm dịch vụ cho khách hàng được cải tiến thuận tiện, nhanh gọn hơn thông qua việc ứng dụng công nghệ (Internet Banking, Mobile Banking,...). Đơn cử, số lần giao dịch, giấy tờ cần cung cấp của khách hàng đã giảm 20-40%; Một số quy trình/sản phẩm dịch vụ đã giảm 42% số lượng bản gốc mẫu biểu, giảm 45% số lượng chữ ký khách hàng và 48% số lượng chữ ký cán bộ ngân hàng trên hồ sơ;giảm 70-75% thời gian đăng kýdo khách hàng thực hiện trực tuyến...

Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên cả nước với nhiều giải pháp hỗ trợ trực tiếp như tăng cường cho vay mới, cơ cấu lại nợ vay, giảm lãi suất cho vay, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, xây dựng các chương trình tín dụng cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất hợp lý, quy trình, thủ tục thuận tiện, minh bạch.

Những giải pháp mà ngành Ngân hàng đã và đang triển khai cho thấy ngành Ngân hàng luôn đặt lợi ích của doanh nghiệp trong mối quan hệ với lợi ích của ngân hàng, vì doanh nghiệp phát triển thì ngân hàng mới phát triển.

Bên cạnh đó, những khó khăn vướng mắc trong xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ, vấn đề hình sự hóa quan hệ kinh tế của một số trường hợp cũng khiến các NHTM thận trọng hơn trong cho vay.

>> Dự thảo nghị quyết xử lý nợ xấu chuẩn bị trình Quốc hội 

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...