Ngân hàng và nỗi lo thanh khoản vì dịch Covid-19

Theo BVSC, nếu dịch Covid-19 kéo dài, thanh khoản của các ngân hàng có thể bị tác động mạnh khi lượng tiền tiết kiệm của doanh nghiệp, cá nhân được rút ra tiêu dùng, trả nợ.
Ngân hàng và nỗi lo thanh khoản vì dịch Covid-19

Theo CTCK Bảo Việt (BVSC), lãi suất liên ngân hàng trong tuần 20-24/4 đã tăng trở lại cả ba kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần với biên độ 0,47-0,7%, lên mức 2,29%; 2,46% và 2,61%.

"Các hoạt động tiêu dùng hàng ngày quay trở lại sau giai đoạn giãn cách xã hội có thể khiến thanh khoản ngân hàng bớt dư thừa hơn trong các tuần sắp tới", báo cáo của BVSC cho biết.

Cũng theo nhóm phân tích của BVSC, trong ngắn hạn, thanh khoản hệ thống ngân hàng sẽ chưa chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhưng nếu dịch kéo dài, thanh khoản có thể bị tác động mạnh do lượng tiền tiết kiệm của doanh nghiệp và cá nhân rút ra để tiêu dùng, trả nợ.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, trong 2 tháng đầu năm, lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã giảm 4,84% so với cuối năm 2019, tương đương với lượng rút ròng khoảng 190.000 tỷ đồng.

Trên thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng bơm ròng 10.345 tỷ đồng trong tuần qua và tiếp tục có 10.000 tỷ đồng đáo hạn trên kênh tín phiếu tuần tới. Theo BVSC, nếu cơ quan điều hành không thực hiện hoạt động bơm hút ròng nào thì sẽ có 10.000 tỷ được bơm vào thị trường giúp hỗ trợ thanh khoản, trong bối cảnh đang có dấu hiệu căng thẳng trở lại.

Trong những tuần giao dịch trước đó, theo số liệu của NHNN, từ ngày 13-17/4 doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng bằng VND trong kỳ đạt xấp xỉ 249.834 tỷ đồng, bình quân 49.967 tỷ đồng/ngày, giảm 4.490 tỷ đồng/ngày so với tuần 6 - 10/4/2020; doanh số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND trong tuần đạt khoảng 120.042 tỷ đồng, bình quân 24.008 tỷ đồng/ngày, tăng 497 tỷ đồng/ngày so với tuần trước.

Theo kỳ hạn, các giao dịch VND chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm (71% tổng doanh số giao dịch) và kỳ hạn 1 tuần (15% tổng doanh số giao dịch). Đối với giao dịch USD, các kỳ hạn có doanh số lớn nhất là kỳ hạn qua đêm và 1 tuần với tỷ trọng lần lượt là 82% và 9%.

Đáng lưu ý, không chỉ có doanh số giao dịch giảm, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng giảm mạnh. Theo đó, đối với các giao dịch bằng VND so với tuần trước, lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần giảm ở các kỳ hạn. Cụ thể: lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng lần lượt là 1,69%/năm, 1,93%/năm và 2,94%/năm.

Đối với các giao dịch USD, lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần có giảm ở các kì hạn chủ chốt so với mức lãi suất tuần trước. Cụ thể: lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng giảm lần lượt là 1,17%/năm, 1,18%/năm và 0,79%/năm xuống mức 0,21%/năm, 0,37%/năm và 1,01%/năm.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đưa ra nhận định, thanh khoản của ngân hàng đang dư thừa, nhưng nếu cuối tháng 6 chưa kiểm soát được dịch bệnh, thì tính thanh khoản của ngân hàng đáng lo, bị tác động mạnh, bởi tiền gửi khách hàng chậm do người lao động mất việc phải rút tiền chi trả cuộc sống hàng ngày.

"Nếu nền kinh tế ngày càng lún sâu vào dịch bệnh không kiểm soát được trong nửa năm sau 2020, thì những gói hỗ trợ cũng không đủ. Kể cả khi các gói hỗ trợ đó được đưa hết vào thị trường thì nguy cơ xảy ra lạm phát cao, nợ công chính phủ sẽ rơi vào khủng hoảng. Do đó, thanh khoản của ngân hàng sẽ thiếu hụt rất lớn", chuyên gia tài chính TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết

Chuyên gia này cho rằng, không thể dùng chính sách tiền tệ hay tài khoá để giải quyết vấn đề mà phải đồng bộ với các chính sách khác của Chính phủ. Việc dùng tiền để hoãn nợ, giãn nợ giúp doanh nghiệp có tiền đều cần trong lúc này, nhưng vấn đề cuộc chiến hiện tại không phải là cuộc chiến tiền tệ, mà vấn đề về con người. Làm sao giữ được người lao động trải qua khó khăn này để nền kinh tế sẽ phục hồi sau dịch bệnh.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...