Ngân hàng vẫn tự tin vì có “của để dành”?

Theo đánh giá của giới phân tích, bắt đầu từ quý II, lợi nhuận của các ngân hàng có thể bị ảnh hưởng khi các khoản thu nhập từ lãi, phí, thu hồi nợ xấu sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, dự kiến ngân hàng vẫn có những nguồn thu để bù vào giai đoạn khó khăn này.
Ngân hàng vẫn tự tin vì có “của để dành”?

Có thể kể đến như Vietcombank vừa chính thức triển khai thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm của ngân hàng với Công ty Bảo hiểm FWD. Theo đó, trong giai đoạn đầu triển khai, Vietcombank sẽ phân phối các sản phẩm bảo hiểm của FWD tại hơn 550 chi nhánh và phòng giao dịch của Vietcombank trên phạm vi toàn quốc.

Trước đó, vào cuối năm 2019, hai bên đã ký thỏa thuận FWD thanh toán khoảng 400 triệu USD cho Vietcombank để phân phối bảo hiểm dài hạn với ngân hàng. Đặc biệt, Vietcombank vẫn chưa hạch toán những khoản này vào lợi nhuận năm 2019, do đó dự kiến sẽ là một khoản cân đối lớn cho năm 2020.

Trong khi đó, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) dự kiến cũng thu về một khoản lớn trong năm nay khi vừa công bố thông tin cho biết, sẽ thoái vốn tại Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHBFC) cho đối tác chiến lược lớn nước ngoài.

Được biết, SHBFC có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng do ngân hàng SHB sở hữu 100% vốn. Trước thời điểm sáp nhập, SHBFC tiền thân là Công ty Tài chính Vinaconex Vietel. Do quy định cơ cấu hệ thống các công ty tài chính của Chính phủ và NHNN, công ty này đã lựa chọn SHB là đối tác chính trong việc sáp nhập.

Hiện SHB chưa công bố giá trị chuyển nhượng cũng như danh tính của đối tác nhận chuyển nhượng, tuy nhiên, cho biết, sẽ thu được nguồn thặng dư lớn từ thương vụ này.

Hay như VPBank đang có những động thái chuẩn bị cho kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng lần đầu (IPO) “gà đẻ trứng vàng” FE Credit. Hiện tại, FE Credit đã hoàn tất chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty cổ phần.

Bên cạnh đó, quy mô vốn điều lệ của FE Credit cũng được điều chỉnh tăng lên ở mức 7.333 tỷ đồng.Trong nhiều năm liền, lợi nhuận của FE Credit đóng góp đến hơn nửa trong kết quả kinh doanh của VPBank. Và dự kiến trong năm nay, nếu IPO thành công, khoản thặng dư mà công ty này mang về cũng không hề nhỏ...

Gần đây, nhiều ngân hàng đã hé lộ kế hoạch kinh doanh năm 2020, trong đó cũng vẫn có những cái tên tự tin với mục tiêu tăng trưởng.  Tại báo cáo thường niên vừa được công bố mới đây, SeABank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 1.506 tỷ đồng, tăng 8,3% so với năm trước. Mức tăng trưởng này khá khiêm tốn khi trước đó, lợi nhuận trước thuế năm 2019 của SeABank tăng gấp hơn 2 lần, đạt 1.391 tỷ đồng.

SeABank cũng đặt mục tiêu tổng tài sản ngân hàng dự kiến tăng 12%, đạt 175.600 tỷ đồng tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt 13,6%; huy động khách hàng và giấy tờ có giá dự kiến tăng 13,8%, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%.

Tại MSB, theo báo cáo thường niên, trong năm 2020 ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 20% đạt 81.500 tỷ đồng, tăng 20% và huy động tăng 10% đạt 99.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 1.439 tỷ đồng, tăng 12%. Tổng tài sản khoảng 170.000 tỷ đồng, tăng 8% và tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.

Tại cuộc họp ĐHĐCĐ hôm 27/3, cổ đông Kienlongbank đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 với lợi nhuận đạt 750 tỷ đồng, gấp 8,7 lần năm trước. Tăng trưởng vốn huy động và dư nợ cấp tín dụng lần lượt 13% và 16%. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...