Ngân hàng Việt ngày càng hấp dẫn dòng vốn ngoại

Theo ông Lê Đức Khánh – Giám đốc phân tích Trung tâm phân tích CTCK Dầu Khí (PSI) cho biết, các nhà đầu tư ngoại đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến cổ phiếu ngân hàng, thể hiện qua việc dòng tiền liên tiếp đổ vào các cổ phiếu như BID, VPB, STB...
Ngân hàng Việt ngày càng hấp dẫn dòng vốn ngoại

Thực tế, ngân hàng là một trong những lĩnh vực được các nhà đầu tư ngoại quan tâm và đầu tư nhiều nhất. Điển hình là Hana Bank đã mua 15% cổ phần của BIDV, mới đây nhất là Ngân hàng Aozora của Nhật Bản đang muốn mua 10% cổ phần của OCB. 

Hiện nay, giá cổ phiếu OCB được thoả thuận trên thị trường OTC dao động vào khoảng 14.000 - 16.000 đồng/cổ phiếu. Nếu chiếu theo giá này, Aozora sẽ phải bỏ ra ít nhất 1.200 tỷ đồng để sở hữu 86,8 triệu cổ phần của OCB. Nhưng theo tiết lộ của lãnh đạo OCB, giá bán cổ phần cho nhà đầu tư này khá tốt, rất có thể số tiền ngân hàng thu về sẽ cao hơn con số tính toán sơ bộ trên. 

Theo các chuyên gia, lý do cổ phiếu nhóm ngành này tạo sức hút lớn đối với nhà đầu tư ngoại là do yếu tố kinh tế Việt Nam vẫn là một điểm sáng của khu vực, nhu cầu bán cổ phần để tăng vốn của các ngân hàng, triển vọng kinh doanh ngân hàng tốt hơn, NHNN đưa ra lộ trình chặt chẽ đối với tất cả các hoạt động ngân hàng nhất là sở hữu chéo, tỷ lệ sở hữu cổ đông lớn, nhiều ngân hàng áp dụng yêu cầu chuẩn mực Basel II... khiến các nhà đầu tư yên tâm hơn về tính minh bạch, năng lực tài chính của các ngân hàng Việt Nam ngày càng tốt hơn. Từ đó họ gia tăng đầu tư vào các ngân hàng.

Đồng tình như vậy, song TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV còn chỉ ra thêm các nguyên nhân khác đó là việc Chính phủ tuyên bố không cấp phép lập mới các ngân hàng có vốn nước ngoài đến hết năm 2020, đồng thời theo Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025 định hướng đến năm 2030, Nhà nước giảm dần tỷ lệ sở hữu tại các ngân hàng quốc doanh chỉ nắm giữ ở mức tối thiểu 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; lựa chọn cổ đông chiến lược có uy tín trên thị trường, có năng lực tài chính, kinh nghiệm quản trị...

Đáng chú ý, mới đây, Hiệp định EVFTA đã được Nghị viện châu Âu (EP) thông qua được kỳ vọng sẽ tác động đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Theo cam kết, đối với lĩnh vực ngân hàng, trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ xem xét tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD EU nâng mức nắm giữ cổ phần lên 49% vốn điều lệ tại 2 NHTMCP của Việt Nam…

Do cam kết theo Hiệp định EVFTA không áp dụng với 4 ngân hàng quốc doanh là BIDV, VietinBank, Vietcombank và Agribank nên đây là cơ hội để các NHTMCP nhỏ Việt Nam hút vốn ngoại.

Tuy nhiên, ngân hàng cổ phần nào sẽ đáp ứng được tiêu chí để các TCTD châu Âu nâng room ngoại lên 49%, phía EU sẽ xem xét và phía Việt Nam là Bộ Tài chính và NHNN sẽ cân nhắc.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...