Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang nhập khẩu 80% linh kiện sản xuất

Ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam hiện nay chưa sản xuất được một mã kim loại (mã thép) nào trong hơn 200 mã kim loại để sản xuất ô tô...
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang nhập khẩu 80% linh kiện sản xuất
Việt mới sản xuất, gia công chưa được 300/30.000 chi tiết để sản xuất 1 ô tô

Ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI) đã nêu lên thực trạng trên trong Hội thảo chuyên ngành công nghiệp phụ tùng và dịch vụ ô tô Automechanika 2023.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện nay ngành công nghiệp ô tô đang nhập khẩu 80% linh kiện sản xuất.

Thực tế, mới chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô. Trong đó, có khoảng hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô...

Con số này rất thấp so với các nước khác trong khu vực, như Thái Lan có gần 700 doanh nghiệp là nhà cung cấp cấp 1 thì tại Việt Nam có chưa đến 100 doanh nghiệp. Đối với nhà cung cấp cấp 2, cấp 3, Việt Nam chỉ có chưa đến 150 doanh nghiệp, trong khi Thái Lan có khoảng 1.700 doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng mới dừng ở các sản phẩm giản đơn, hàm lượng công nghệ thấp như ghế, vành bánh, ốp cửa... Trong hơn 30.000 chi tiết linh kiện, doanh nghiệp Việt mới sản xuất, gia công chưa được 300 chi tiết.

Đặc biệt, những chi tiết quan trọng về động cơ, hệ truyền động, hộp số, hệ thống an toàn, hệ thống điện tử trên xe, đặc biệt là chip bán dẫn, doanh nghiệp nội địa chưa sản xuất được.

Phân tích nguyên nhân, ông Tuất cho biết do quy mô thị trường của Việt Nam chưa đủ lớn để kiện toàn nền công nghiệp ô tô. "Một thị trường có sức tiêu thụ trên 500.000 xe/năm là một thị trường hoàn hảo để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô", ông Tuất noi.

Thứ hai là muốn có một nền công nghiệp ô tô thì đầu tiên cần có một nền công nghiệp khoa học kỹ thuật cơ bản vững chắc, tiếp nối đó là nền công nghiệp vật liệu (sản xuất ra thép hợp kim).

Tuy Việt Nam có nhiều nguyên vật liệu cần thiết cho ngành ô tô như nhôm (11 tỷ tấn), sắt (1,3 tỷ tấn), thép và đặc biệt là nhựa, cao su... nhưng đa số các sản phẩm hợp kim nhôm, thép hợp kim, nhựa phục vụ sản xuất linh kiện ô tô đều phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Đặc biệt, hiện nay Chính phủ chưa có chính sách phù hợp để khuyến khích nền công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam phát triển.

"Dù thị trường xe hơi tại Việt Nam đã được hình thành khoảng 30 năm, thế nhưng Bộ Luật về công nghiệp hiện mới bắt đầu trên đà soạn thảo, trong đó chỉ bao gồm một chương về Công nghiệp hỗ trợ. Sự trì trệ này khiến ngành công nghiệp hỗ trợ khó phát triển, trong khi đây là cốt lõi, linh hồn của nền công nghiệp nước nhà", ông Phan Đăng Tuất cho hay.

Xem thêm

Diễn đàn Công nghiệp và Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam 2022

Diễn đàn Công nghiệp và Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam 2022

Ngày 29/6/2022, RX Tradex Việt Nam đã phối hợp cùng Hội Tự động hóa Việt Nam, Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam tổ chức Diễn đàn Công nghiệp và Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 2022.

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...