Đề xuất ưu đãi mới để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 218/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP) về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Đề xuất ưu đãi mới để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Dự thảo đề xuất bổ sung điểm g khoản 2, Điều 20 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP) như sau:

Doanh nghiệp có dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thực hiện trước ngày 1/1/2015, đáp ứng các điều kiện của dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ theo quy định tại Luật số 71/2014/QH13 (gọi chung là dự án) và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thì được hưởng ưu đãi về thuế TNDN cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế Nghị định này có hiệu lực thi hành (kỳ tính thuế năm 2020), cụ thể:

Đối với dự án được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng dự án chưa được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì thời gian ưu đãi còn lại được xác định bằng thời gian ưu đãi thuế TNDN theo điều kiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trừ đi số năm tính từ năm được cấp Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đến trước năm Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Đối với dự án được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng dự án chưa được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì thời gian ưu đãi còn lại được xác định bằng thời gian ưu đãi thuế TNDN theo điều kiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trừ đi số năm tính từ năm Nghị định này có hiệu lực thi hành đến trước năm được cấp Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Đối với dự án được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, đã hoặc đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo điều kiện ưu đãi khác (ngoài điều kiện ưu đãi đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ) thì được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế TNDN theo điều kiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế Nghị định này có hiệu lực thi hành. Thời gian ưu đãi còn lại được xác định bằng thời gian ưu đãi thuế TNDN theo điều kiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trừ đi thời gian ưu đãi thuế TNDN của dự án này đã được hưởng theo điều kiện khác (cả về thuế suất và thời gian miễn, giảm nếu có).

Dự kiến Nghị định này áp dụng từ kỳ tính thuế TNDN năm 2020.

Xem thêm

Tạo lực đẩy cho công nghiệp hỗ trợ

Tạo lực đẩy cho công nghiệp hỗ trợ

Để ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Hà Nội phát triển mạnh mẽ, đủ sức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu bên cạnh sự nỗ lực của DN, còn cần có sự hỗ trợ của các bộ, ngành trong việc tiếp cận CNHT quốc tế

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...