Ngày 13/10, khánh thành giai đoạn 1 của nhà máy nước 5.000 tỷ đồng

Dự kiến ngày 13/10, Hà Nội sẽ tổ chức khánh thành Nhà máy nước mặt Sông Đuống giai đoạn 1 cung cấp nước sạch cho nhiều quận, huyện trực thuộc và các khu vực phụ cận.
Ngày 13/10, khánh thành giai đoạn 1 của nhà máy nước 5.000 tỷ đồng

Dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống được chính thức khởi công từ ngày 9/3/2017, xây dựng theo quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, 

Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 5.000 tỷ đồng (225 triệu USD), bao gồm 2 hợp phần chính là công trình thu - trạm bơm nước thô, nhà máy nước được quy hoạch trên diện tích gần 61,5ha tại khu vực xã Phù Đổng và xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm) và tuyến ống truyền dẫn nước sạch dài 76km phân bố trên các quận, huyện như: Gia Lâm; Long Biên; Sóc Sơn; Đông Anh; Hoàng Mai, Thanh Trì và khu vực phụ cận.

Theo quy hoạch và kế hoạch mở rộng, Nhà máy Nước mặt Sông Đuống đến năm 2020 sẽ đạt công suất 300.000 m3/ngày đêm, chia thành hai kỳ đầu tư.

Kỳ 1 đến năm 2018, vận hành kinh doanh nước sạch với công suất 150.000 m3/ngày đêm và kỳ 2 đến năm 2020, vận hành kinh doanh nước sạch với công suất 300.000 m3/ngày đêm.

Tiếp nối giai đoạn này, dự án sẽ mở rộng và phát triển công suất đến năm 2030 đạt 600.000 m3/ngày đêm, tầm nhìn đến năm 2050 quy mô công suất 900.000 m3/ngày đêm.

Đây là công trình hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến, cung cấp nước sạch cho 8 quận huyện và các vùng phụ cận với tiêu chuẩn châu Âu, có thể uống ngay tại vòi.

Nguồn nước thô được khai thác từ sông Đuống có chất lượng và lưu lượng đảm bảo cung cấp nước cho sinh hoạt và đáp ứng các giai đoạn phát triển nâng công suất nhà máy nước đến năm 2050. Chất lượng nước sau xử lý đạt Quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống do Bộ Y tế ban hành.

Nhà máy dự kiến cung cấp nước sạch cho khu vực phía Đông Bắc TP Hà Nội (bao gồm quận Long Biên, các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, các khu đô thị và công nghiệp trên đường 179); khu vực phía Nam thành phố Hà Nội (bao gồm quận Hoàng Mai, các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên) và vùng phụ cận như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương…

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.