Ngày 23/9: Có 9.472 ca mắc COVID-19

Bản tin dịch COVID-19 ngày 23/9 của Bộ Y tế cho biết có 9.472 ca mắc COVID-19, TP HCM vẫn nhiều nhất với 5.052 ca. Số ca mắc hôm nay giảm 2.060 ca so với hôm qua. Trong ngày có 6.262 bệnh nhân khỏi.
Ngày 23/9: Có 9.472 ca mắc COVID-19

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:

- Tính từ 17h ngày 22/9 đến 17h ngày 23/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 9.472 ca nhiễm mới, trong đó 07 ca nhập cảnh và 9.465 ca ghi nhận trong nước (giảm 2.060 ca so với ngày trước đó) tại 33 tỉnh, thành phố (có 5.344 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (5.052), Bình Dương (2.764), Đồng Nai (760), Long An (190), Kiên Giang (163), An Giang (109), Tây Ninh (86), Tiền Giang (67), Cần Thơ (53), Đắk Nông (33), Đắk Lắk (25), Khánh Hòa (20), Quảng Bình (20), Đồng Tháp (19), Hà Nam (14), Ninh Thuận (9), Thừa Thiên Huế (9), Bình Định (9), Bình Phước (8 ), Bạc Liêu (7), Cà Mau (7), Bình Thuận (7), Phú Yên (6), Quảng Nam (5), Hà Nội (5), Quảng Ngãi (4), Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Đà Nẵng (3), Gia Lai (2), Trà Vinh (2), Quảng Trị (2), Hải Dương (1), Thanh Hóa (1).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (-1.415), TP. Hồ Chí Minh (-383), Đồng Nai (-170).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh (38), Kiên Giang (26), Đắk Lắk (25).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 10.319 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 728.435 ca nhiễm, đứng thứ 46/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 7.402 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 723.962 ca, trong đó có 488.309 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 16/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, Thái Bình, Lạng Sơn.

+ Có 05 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Tĩnh, Kon Tum, Hải Dương.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (358.707), Bình Dương (190.257), Đồng Nai (43.122), Long An (31.231), Tiền Giang (13.531).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 6.226

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 493.488

2. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.696 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 2.964

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 798

- Thở máy không xâm lấn: 178

- Thở máy xâm lấn: 725

- ECMO: 31

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 236 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (175), Bình Dương (37), Long An (7), Đồng Nai (6), Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Bình Thuận (2), Tây Ninh (2), Tiền Giang (1), Hà Nội (2), Bình Định (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 227 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 18.017 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Tình hình xét nghiệm

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 227.791 xét nghiệm cho 569.083 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 17.439.589 mẫu cho 50.304.379 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19

Trong ngày 22/9 có 463.597 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 36.152.556 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 29.094.447 liều, tiêm mũi 2 là 7.058.109 liều.

Những hoạt động nổi bật của ngành y tế trong ngày

- Sáng ngày 23/9/2021 tại TP. Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Lễ tiếp nhận vật tư y tế do Quỹ Temasek Singapore hỗ trợ Việt Nam phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19. Số trang thiết bị, vật tư y tế gồm máy thở, khẩu trang, thiết bị bảo hộ....

- Để thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế, từng bước kiểm soát tình hình dịch COVID-19 trong thời gian nhanh nhất, sớm nhất, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các đơn vị liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về phòng, chống dịch COVID-19 (công văn số 7952/BYT-TTrB ngày 23/9/2021 của Bộ Y tế).

- Tiếp tục chỉ đạo Ngành Y tế tỉnh Hà Nam, Kiên Giang tiếp tục mở rộng điều tra dịch tễ, truy vết thần tốc, lập danh sách tất cả những người tiếp xúc gần và có liên quan với các bệnh nhân, thực hiện cách ly y tế kịp thời và đảm bảo không để lọt các trường hợp tiếp xúc gần.

Lấy mẫu xét nghiệm diện rộng các trường hợp nguy cơ tiến hành xét nghiệm khẳng định và trả lời kết quả nhanh nhất để triển khai các biện pháp phòng chống dịch kịp thời, phù hợp, hiệu quả.

Xem thêm

Ngày 22/9: Có 11.527 ca mắc COVID-19

Ngày 22/9: Có 11.527 ca mắc COVID-19

Bản tin dịch COVID-19 ngày 22/9 của Bộ Y tế cho biết có 11.527 ca mắc COVID-19, riêng TP HCM và Bình Dương đã hơn 9.600 ca. Trong ngày có 11.919 ca khỏi, cao hơn số mắc gần 400 ca.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...