Nghệ An: Cần làm rõ vụ thực phẩm bẩn tại Trường Mầm non Quỳnh Văn

Vụ việc thực phẩm bẩn tại Trường Mầm non Quỳnh Văn đang trên đà cao trào khi nhiều phụ huynh ký đơn kiến nghị tập thể gửi khắp các cơ quan ban ngành từ tỉnh lên Trung ương; nhiều tài khoản facebook đă
Nghệ An: Cần làm rõ vụ thực phẩm bẩn tại Trường Mầm non Quỳnh Văn

Tuy nhiên đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm và đang có xu hướng diễn biến ngày càng phức tạp thêm.

Diễn biến phức tạp

Trước đó, thực hiện kế hoạch số 59 ngày 05/04/2017 của UBND huyện Quỳnh Lưu về triển khai tháng hành động vì an toàn vệ sinh thực phẩm, UBND xã Quỳnh Văn đã lập đoàn kiểm tra về chương trình này. Ngày 14/04/2017, đoàn bất ngờ kiểm tra bếp ăn bán trú Trường mầm non Quỳnh Văn và phát hiện: “27,7 kg thịt bò không tươi, mềm nhũn, không có độ đàn hồi, dùng ngón tay đặt vào thì lõm xuống, nước trong thịt chảy ra”. Đoàn đã tiến hành niêm phong rồi ra thông báo số 29, giao cho: “Ban giám hiệu trường rà soát lại các hợp đồng cung cấp nguồn thực phẩm cho bếp ăn, ký hợp đồng cung cấp thực phẩm với người trong xã thời gian từ 09/04/2017. Thịt bò, thịt lợn phải có giấy chứng nhận ATVS thực phẩm...”

Nhận được thông tin trên, phụ huynh các bé bức xúc yêu cầu làm rõ vụ việc. Lúc này, trường mới đột nhiên đưa ra: “Giấy báo kết quả xét nghiệm số 48”, do Phó giám đốc cơ quan thú y vùng 3 ký, khẳng định: “Các độc tố trong thịt bò đều nằm dưới giới hạn cho phép”. Kết quả này càng làm phụ huynh bức xúc thêm, bởi giấy báo ghi: Nơi gửi mẫu là Trạm chăn nuôi và thú y Quỳnh Lưu, nơi lấy mẫu là Khối 1, TT Cầu Giát, chủ lô hàng là Nguyễn Công Hoan, ngày lấy mẫu: 17/04/2017.

Phụ huynh đặt câu hỏi: Tại sao kiểm tra VSATTP bếp ăn cho các bé lại do Trạm chăn nuôi và thú y đứng chủ? Ngày 14/04 phát hiện thịt bẩn nhưng mãi đến ngày 17/04 mới lấy mẫu đi kiểm tra và lại lấy mẫu ở một nơi khác? Với những khuất tất trên, nhiều phụ huynh đã ký tên vào đơn kiến nghị.

Ngày 21/05/2017, UBND xã đã mời Chi hội trưởng 26 lớp toàn trường đến họp do chủ tịch Lê Văn Ba chủ trì. Các phụ huynh nêu ý kiến: “Thực phẩm bẩn không phải chỉ có thịt bò, mà trứng mua về đập ra nấu cũng đã bị vữa. Quỳnh Văn có chợ đầu nguồn lớn nhất khu vực nhưng kể cả thịt gà, thịt vịt cũng do một người xã khác đóng đông cung cấp. Thức ăn phải được nấu bằng bếp ga nhưng nấu bằng than tổ ong. Sữa cung cấp cho học sinh uống, đầu năm phụ huynh yêu cầu uống sữa ông thọ nhưng trường đã chuyển sang loại sữa bịch, rồi sau đó chuyển sang sữa 456. Giấy khai sinh và sổ hộ khẩu năm 2 tuổi các cháu vào học lần đầu đã nộp, nhưng liên tục 4 năm sau vẫn buộc các em phải nộp một bộ mới, nộp muộn không được học. Gọi là đóng góp tự nguyện nhưng trường đưa ra mức thấp nhất là 300.000đ/cháu. Toàn trường có 936 em tương ứng 29 triệu/năm tiêu vào việc gì không ai biết. Tiền cô nuôi 35.000 đồng/tháng/học sinh, phụ huynh không được bàn bạc và không biết đó là tiền thuê cô nấu ăn hay cô giữ trẻ buổi trưa. Một số cháu, phụ huynh chưa kịp nạp tiền ăn thì bị bắt nhịn, đứng nhìn các cháu khác ăn. Trường trước đây ký hợp đồng lấy thịt của quầy thịt Xuân Thành (người địa phương) nhưng giờ tự ý chuyển vào quầy thịt Cầu Giát bất chấp phụ huynh phản đối...”. Phụ huynh đề nghị được đối thoại với hiệu trưởng và bãi miễn chuyển đi trường khác.

Cụm 1 Trường mầm non Quỳnh Văn

Cô nuôi nhà trường cũng chia sẻ, số thịt bò bị niêm phong gửi tại quán Tình Dung nhiều ngày, đã lại đưa về nấu cho các bé ăn. Hàng năm lương của họ bị ép ký 2 bản, một bản thực nhận 1.550.000 đồng, 1 bản ảo 1.750.000 đồng/tháng. Mãi đến cuối năm học này khi có đơn thư, đột nhiên họ được nhận 1 tháng lương = 1.750.000 đồng...

Ở một tình tiết khác, ngày 26/05/2017, phụ huynh đến trường đón con đột nhiên được trả lại 38.000 đồng/người. Hỏi tiền gì thì các cô  trả lời: “Tiền thừa điều chỉnh trong năm học đấy”. Tính ra có đến gần 35 triệu vô cớ được trả lại, vậy các năm trước số tiền này nằm vào đâu?

Điều đáng nói, 21 giờ tối 4/7, 3 thanh niên xăm trổ đầy tay, mặt mũi bịt kín tấn công vào nhà chị Đậu Thị Xang (phụ huynh đứng đơn tố cáo) đe dọa 2 vợ chồng. Cùng lúc, hai phụ huynh khác nhận được điện thoại với nội dung: Bọn mày dừng khiếu kiện ngay nếu không đừng trách....Các phụ huynh thì kiên quyết: Nếu vẫn bao che, năm học mới không cho con đến trường....

Bức xúc chồng bức xúc

Sáng 5/7, phụ huynh lại tiếp tục được mời đến hội trường Ủy ban nhân dân xã Quỳnh Văn để tham dự cuộc họp về vụ thực phẩm bẩn nói trên bởi một cuộc họp với nội dung tương tự diễn ra trước đó chưa làm hài lòng của tất cả các bậc làm bố làm mẹ. Những câu hỏi được các phụ huynh đưa ra đều được nhận những câu trả lời vòng vo, không đúng trọng tâm từ cô hiệu trưởng Trường Mầm non Quỳnh Văn...nên bức xúc cộng thêm bức xúc, như “giọt nước tràn ly”, cuối buổi họp, tất cả phụ huynh đều đồng loạt yêu cầu cô hiệu trưởng Hồ Thị Tuấn bãi miễn chức vụ hiện tại với những tiếng hô vang cả hội trường; đồng thời đề nghị các ban, nghành của huyện phải mở cuộc điều tra tổng thể về vấn đề sử dụng thực phẩm, công tác thu chi, hợp đồng nhân viên và chăm sóc trẻ ở trường mầm non Quỳnh Văn.

Rất đông phụ huynh đến dự cuộc họp

Cụ thể, tại cuộc họp, phụ huynh đặt câu hỏi: Tại sao kiểm tra VSATTP bếp ăn cho các bé lại do Trạm chăn nuôi và thú y đứng chủ? Ngày 14 phát hiện thịt bẩn nhưng mãi đến ngày 17 mới lấy mẫu đi kiểm tra và lại lấy mẫu ở một nơi khác?

Liên quan đến vấn đề này, đại diện bên lấy mẫu ông Trần Minh Quân – Phó trưởng trạm thú y huyện giải thích lí do chậm kiểm tra vì ngày kiểm tra là 14/4 tức ngày thứ 6, sang thứ 7, chủ nhật cuối tuần các cơ quan nhà nước không làm việc nên đến ngày 17/4, tức thứ 2 đầu tuần đoàn mới lấy mẫu đi kiểm tra. Và ông khẳng định mẫu thịt bò lấy đi xét nghiệm là từ cửa hàng Tình Dung, lúc đến lấy thịt bò vẫn được niêm phong cẩn thận. Còn vấn đề trong giấy báo xét nghiệm có ghi nơi lấy mẫu là khối 1, Thị trấn Cầu Giát thì ông xin nhận có sai sót trong việc ghi văn bản.

Với sức chứa khoảng 600 người nhưng vẫn không đủ chỗ cho phụ huynh nên họ phải đứng ngóng ngoài cửa sổ

Tại buổi đối thoại, phụ huynh còn đặt ra rất nhiều câu hỏi: Vì sao trên địa bàn xã Quỳnh Văn có cơ sở bán thịt bò mà nhà trường không mua lại vào tận thị trấn Cầu Giát để lấy? không chỉ thịt bò, mà cả trứng khi mua về đập cũng bị vữa, thịt gà, vịt, ngan đều do một người ở xã khác cung cấp…?

Không chỉ băn khoăn về vấn đề vệ sinh thực phẩm mà phụ huynh Quỳnh Văn cũng có nhiều ý kiến bức xúc liên quan đến công tác thu chi tài chính, trả tiền hợp đồng cô nuôi và công tác chăm sóc trẻ ở trường mầm non Quỳnh Văn. Phụ huynh đề nghị được đối thoại, chất vấn trực tiếp đối với hiệu trưởng nhà trường cô Hồ Thị Tuấn.

 Trả lời về các ý kiến của phụ huynh, cô Hồ Thị Tuấn cho biết số thực phẩm 27,7kg thịt bò trên là nhà trường chưa ký nhận, bởi vì quy trình nhận thực phẩm vào trường là phải có chữ ký của đại diện nhà trường, hội phụ huynh và nhà bếp nhưng khi chủ lô hàng ông Nguyễn Công Hoàn đưa đến trường thì gặp đoàn kiểm tra liên nghành của xã và qua kiểm tra đoàn đã tịch thu, sau đó đoàn tiến hành niêm phong đưa đi nên nhà trường không nhận trách nhiệm về số thực phẩm này.

Toàn cảnh buổi đối thoại

Từ đó phụ huynh đã đặt ra câu hỏi, vậy từ trước tới nay nhà trường có làm đúng quy trình như vậy không? Đề nghị nhà trường cung cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ minh chứng việc mua bán thực phẩm đúng quy trình như đã nói?...

Trước những ý kiến của phụ huynh, kết luận buổi đối thoại, thầy Võ Minh Kỳ - Trưởng phòng giáo dục đào tạo huyện đề nghị cô Hồ Thị Tuấn có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề, câu hỏi phụ huynh đặt ra tại hội nghị và gửi về cho Phòng giáo dục và Phòng giáo dục sẽ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, trả lời cho người dân. Còn việc phụ huynh đề nghị mở cuộc điều tra tổng thể về những sai phạm ở trường mầm non Quỳnh Văn thì Phòng xin tiếp thu và sẽ có ý kiến đề nghị với huyện về vấn đề này. Nếu những việc phụ huynh phản ánh là đúng thì phải kiên quyết xử lý, không bao che dung túng, còn nếu không có thì cũng là cách trả lại sự minh bạch cho cô hiệu trưởng và sự bình yên cho nhà trường.

Hy vọng, vụ việc này sớm được đưa ra ánh sáng để chắc chắn rằng những trẻ thơ tại Quỳnh Văn - Những mầm non tương lai của đất nước trong thời gian qua đã không bị đầu độc và chết một cách từ từ giống như câu ví von của một vị đại biểu Quốc hội đã từng nói về thực phẩm bẩn: “Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn đến thế”. Hoặc nếu có kết quả ngược lại, với tội làm chết dần chết mòn giống nòi như trên, thiết nghĩ có lẽ không pháp luật nào có thể dung túng được.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…