Nghị định 116: Hàng rào cho ai?

Các rào cản kỹ thuật TBT (Technical Barrier to Trade) trong thương mại quốc tế không phải là chuyện hiếm đối với mọi quốc gia. Việc sử dụng các rào cản kỹ thuật này như thế nào là một điều đáng bàn vì
Nghị định 116: Hàng rào cho ai?

Nghị định 116, Thông tư 03 và việc bảo hộ ngành công nghiệp ô tô cũng không phải ngoại lệ.

Một Nghị định không chỉ liên quan đến ô tô

Khi Việt Nam ký Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA) đưa thuế nhập khẩu ô tô các nước trong khu vực ASEAN sẽ về 0%. Trong hoàn cảnh đó, Chính Phủ đã ban hành nghị định 116 về nhập khẩu ô tô, Nghị định này đặt ra những hàng rào phi thuế quan để bảo vệ nền sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.

Gần đây Bộ Công Thương đã chuyển công văn sang Bộ Tài Chính đề nghị cơ chế cho nền sản xuất lắp ráp ô tô trong nước trong 10 hay 20 năm tới. Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến xe nhập khẩu nguyên chiếc trong những tháng gần đây số lượng xe nguyên chiếc nhập khẩu chỉ đếm trên đầu ngón tay, một loạt cơ sở nhập xe nguyên chiếc vô cùng khó khăn, cơ sở lắp ráp trong nước thì không đủ xe để bán, đương nhiên giá xe tăng rất cao.

Nghị định 116 bằng một loạt hàng rào phi thuế quan khiến con đường xe nhập nguyên chiếc của các nước khó tiếp cận thị trường Việt Nam. Rào cản về mặt kỹ thuật không chỉ gây ảnh hưởng đến  doanh nghiệp nhập khẩu xe nguyên chiếc.

Câu chuyện cực kỳ nguy hiểm khi các nước bị ảnh hưởng bởi những hàng rào phi thuế quan này hoàn toàn có thể tung ra những hàng rào thuế quan hoặc phi thuế quan nhắm vào một số ngành nghề của Việt Nam đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp và việc làm này là hoàn toàn được phép (Biện pháp đáp trả tương đương theo Thông lệ quốc tế)

Theo đó Nghị định 116 và Thông tư 03 đã có ảnh hưởng nhất định vào một số nước xuất khẩu ô tô sang Việt Nam trong đó có Indonesia.

Ngày 22/2, tờ Jakarta Post của Indonesia khẳng định ngành công nghiệp ô tô của Indonesia đang đối mặt với một tương lai u ám về xuất khẩu ô tô vì Nghị định 116 của Việt Nam.

Đồng chủ tịch Gaikindo - ông Jongkie Sugiarto khẳng định các hãng sản xuất của Indonesia không gặp bất cứ vấn đề nào về việc đáp ứng yêu cầu chất lượng của Việt Nam, chẳng hạn như túi khí hay hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Tuy nhiên, việc kiểm tra các mẫu xe là một vấn đề rắc rối.

Indonesia đứng vị trí thứ 3, xếp sau Thái Lan và Trung Quốc, trong danh sách những quốc gia xuất khẩu ô tô sang Việt Nam nhiều nhất. Indonesia chỉ là một quốc gia bị ảnh hưởng bởi Nghị định 116 của Việt Nam. Trong trường hợp Việt Nam vẫn giữ lập trường và tiếp tục bảo hộ ngành công nghiệp ô tô đến cùng thì các quốc gia bị ảnh hưởng hoàn toàn có thể tung ra các rào cản kỹ thuật nhằm vào các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào các quốc gia đó, thiệt hại cho các ngành nghề khác là khó tránh.

Nhìn từ quyền lợi người tiêu dùng

Trở lại câu chuyện nền công nghiệp ô tô của Việt Nam 20 năm nay tỷ lệ nội địa hóa vẫn ở mức thấp mặc dù nhà nước đã có nhiều chính sách bảo hộ. Và câu hỏi nhiều người đặt ra là có nên tiếp tục bảo hộ ngành công nghiệp ô tô hay phát triển những ngành công nghiệp khác tiềm năng hơn?

Ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam với các chính sách bảo hộ mới rất có khả năng sẽ giống như ngành công nghiệp điện tử gồm cả điện thoại thông minh, "có tiếng nhưng không có miếng", chỉ dừng lại ở lắp ráp với một phần nhỏ giá trị gia tăng từ "công nghiệp phụ trợ", chủ yếu là bao bì.

Về mặt lý thuyết, các rào cản kỹ thuật TBT về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khỏe, môi trường, an ninh, an sinh xã hội… Vì vậy các nước đều duy trì, áp dụng một số  biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hóa của mình cũng như đối với hàng hóa nhập khẩu.

Tuy nhiên trên thực tế mục tiêu bảo hộ nền sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập hàng hóa nước ngoài vào thị trường các quốc gia thành viên có thể tạo lên các rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế và được gọi là rào cản kỹ thuật đối với thương mại. Hàng rào kỹ thuật luôn là con dao hai lưỡi trong mối quan hệ thương mại quốc tế.

Việc suy giảm mạnh lượng xe nhập còn do kỳ vọng của người tiêu dùng vào xe giá rẻ do giảm thuế từ đầu năm 2018 không còn khi hết lần này đến lần khác người tiêu dùng được tin thuế nhập xe từ ASEAN giảm về 0%. Tuy nhiên, hiện trên thị trường chưa có bất kỳ dòng xe miễn thuế nào được bán ra với giá rẻ cả. Người tiêu dùng vẫn có tâm lý đón đợi hoặc thất vọng với giá xe nên chưa quyết định mua, nhất là thời điểm sau tết, di chuyển không còn nhiều như trước và trong tết Mậu Tuất.

Nghị định 116 xây dựng hàng rào kỹ thuật đơn thuần là biện pháp nhằm bảo hộ nền công nghiệp ô tô trong nước chứ không phải là để người tiêu dùng được sở hữu xe giá rẻ chất lượng đảm bảo. Trong khi mơ ước của rất nhiều người dân Việt Nam đều muốn giá xe ô tô giảm xuống để nhiều người có thể sở hữu phương tiện này.

Sáng ngày 26/2, Văn phòng Chính phủ đối thoại với các doanh nghiệp, hiệp hội ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và nhập khẩu về Nghị định 116.

Tại đây, ông Toru Kinoshita - Tổng giám đốc Công ty Toyota VN, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô VN (VAMA) - "quan ngại sâu sắc" khi cho rằng Nghị định 116 không tuân thủ thông lệ quốc tế, và gây ảnh hưởng tiêu cực tới việc nhập khẩu ô tô.  

Trong khi đó, chủ tịch Thaco - ông Trần Bá Dương - khẳng định giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại là cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn cho người sử dụng. 

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...