Nghịch lý ngành điều: Xuất khẩu tăng nhưng ngành vẫn kêu khó

Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) vừa kiến nghị một số giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, thúc đẩy sản xuất cho ngành điều…

9 kiến nghị của Vinacas nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, thúc đẩy sản xuất cho ngành điều
9 kiến nghị của Vinacas nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, thúc đẩy sản xuất cho ngành điều

Mặc dù, năm 2022 là năm mà ngành chế biến và xuất khẩu hạt điều chấm dứt giai đoạn 10 năm liên tục tăng trưởng về xuất khẩu, song năm 2023 ngành điều tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn.

Đối mặt với nhiều thách thức

Theo số liệu thống kê từ Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng diện tích trồng điều của Việt Nam năm 2023 đạt khoảng 320.000 ha, giảm 2.300 ha so với năm 2022. Tuy nhiên, sản lượng dự kiến đạt 345.000 tấn điều, tăng 3.300 tấn. Năng suất bình quân đạt 1,15 tấn/ha, tăng 30kg/ha so với năm trước..

Trong 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hơn 279.000 tấn điều nhân các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,6 tỷ USD, tăng 9,49% về lượng và tăng 7,65% về trị giá.

Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, hạt điều tiếp tục là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, duy trì tăng trưởng dương và thuộc nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam.

dieu-sach-1-16510510639931104793422-16510510907021894292796.jpeg
Vinacas tiếp tục đề nghị điều chỉnh kim ngạch xuất khẩu nhân điều năm 2023 đạt 3,05 tỷ USD, giảm 50 triệu USD so với kế hoạch đã đề ra

Tuy nhiên theo Vinacas, giai đoạn 2023-2024, tiêu thụ hạt điều trên phạm vi toàn cầu có xu hướng chậm lại. Từ nay đến cuối năm, tăng trưởng của ngành điều tiếp tục gặp nhiều khó khăn như: Giá nguyên liệu giảm, cuộc xung đột giữa tại Ukraine, lạm phát vẫn cao cùng chính sách thắt chặt tiền tệ của các nước… khiến sức mua tại các thị trường trọng điểm thấp.

Mới đây, Vinacas tiếp tục đề nghị điều chỉnh kim ngạch xuất khẩu nhân điều năm 2023 đạt 3,05 tỷ USD, giảm 50 triệu USD so với kế hoạch đã đề ra. Trước đó, Vinacas xin được điều chỉnh chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu giảm từ 3,8 tỷ USD theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuống 3,1 tỷ USD.

Ông Bạch Khánh Nhựt, Phó chủ tịch thường trực Vinacas, cảnh báo: "Hiệp hội điều Việt Nam nhận được than phiền từ các nhà nhập khẩu châu Âu, phản ảnh chất lượng điều nhân của doanh nghiệp Việt Nam giảm đi và nhiều lô hàng có tồn dư côn trùng sống. Việc giữ được chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn của ngành điều Việt Nam, bởi nhiều lợi thế trước đây không còn nữa, và áp lực cạnh tranh từ các nước châu Phi đang mỗi ngày một lớn hơn".

Thêm vào đó, các doanh nghiệp đang phải lưu trữ hàng trong kho với thời gian dài hơn bình thường dẫn đến chất lượng nguyên liệu khi đến người mua sẽ giảm. Cùng với đó, doanh nghiệp chế biến không có nhiều áp lực phải mua, trữ nguyên liệu so với mọi năm, do đã có đủ sản lượng hàng cần thiết cho sản xuất đến hết quý 4 năm nay và quý 1 năm 2024.

Mặt khác, giá điều đang khá cạnh tranh với các loại hạt khác và sản lượng dồi dào, các nhà bán lẻ đẩy mạnh nhiều chương trình quảng bá, khuyến mãi để kích cầu mua sắm.

Vì vậy, Vinacas kiến nghị Chính phủ tiếp tục xem xét ban hành điều chỉnh chính sách để hạn chế nhập khẩu nhân điều sơ chế, tích cực tháo gỡ vướng mắc về tín dụng, xúc tiến thương mại để tìm kiếm thị trường mới.

9 kiến nghị

Sau khi xác định những khó khăn của ngành, Vinacas đưa ra 9 kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy ngành điều.

Thứ nhất, với thị trường hiện nay và dự báo cho thời gian tới, Vinacas đề nghị các bộ, ngành chức năng xem xét ban hành cơ chế, chính sách nhập khẩu phù hợp để đảm bảo công bằng. Vinacas đã gửi văn bản đề nghị có biện pháp phù hợp, khẩn cấp để ngăn chặn việc gia tăng nhập khẩu nhân điều về Việt Nam,…

Hai là, đề nghị các bộ ngành và chính quyền địa phương tạo các điều thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp ngành điều, đặc biệt là về tín dụng ngân hàng, các chính sách thuế và hải quan.

Cụ thể, Vinacas xin đề xuất xem xét không miễn thuế nhập khẩu với nhân điều nhập khẩu vào Việt Nam, Áp thuế suất 25% với hạt điều đã bóc vỏ (Mã 0801.32.00), theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Nghị định 57/2020/NĐ-CP ngày 10/07/2020 và giá nhập khẩu tối thiểu đối với nhân điều nhập khẩu vào Việt Nam.

xk-dieu-chi-nhan-3737.jpg
Chế biến điều xuất khẩu

Ba là, Vinacas cho rằng Việt Nam có nhiều lợi thế để xuất khẩu các sản phẩm điều, như giá nhân điều cạnh tranh, chất lượng tốt và thị trường tiêu thụ lớn. Để đẩy mạnh xuất khẩu điều, cần tập trung vào việc tìm kiếm thị trường mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu hạt điều Việt Nam.

Bên cạnh đó, về tăng cường quảng bá sản phẩm điều Việt Nam đến người tiêu dùng tại các thị trường trọng điểm như EVFTA và CPTPP, đề nghị Bộ Công Thương hỗ trợ các chương trình xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế của ngành từ nay đến cuối năm và đầu năm 2024.

Bốn là, đề nghị Bộ Công Thương có các chương trình khuyến công, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, cải tiến công nghệ, thiết bị, chuyển đổi số, nâng cấp cơ sở chế biến phù hợp tiêu chuẩn quốc tế như BRC, Smeta, HCCP,…

Đồng thời, hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp tìm khách hàng, đầu tư chế biến sâu, điều hữu cơ, dầu vỏ hạt điều và đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu.

Năm là, đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành liên quan và đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp ngành điều, hồ tiêu và gia vị có liên quan bị đối tác nước ngoài lừa đảo thời gian gần đây. Hỗ trợ các doanh nghiệp bị đối tác tại Italia lừa lấy lại tiền đặt cọc cho các hãng tàu,…

Sáu là, đề nghị Cục Bảo vệ Thực vật - Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông Thôn hỗ trợ xử lý dứt điểm vướng mắc về chứng thư kiểm dịch thực vật điện tử (e-Phyto) của Bờ Biển Ngà và các quốc gia khác, chỉ đạo các Chi cục Kiểm dịch vùng tăng cường nhân lực để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình lấy mẫu, kiểm hóa tại kho thay cho tại cảng trong ngày thường và ngày cuối tuần, góp phần giải phóng hàng hóa nhanh tại cảng.

Bảy là, đề nghị Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu và xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành cho hạt điều và các sản phẩm phụ của cây điều.

Thêm vào đó, đề nghị Văn phòng SPS Việt Nam tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để hỗ trợ các doanh nghiệp ngành điều trong việc triển khai các quy định mới về kiểm soát an toàn thực phẩm của thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, EU, Mỹ.

Tám là, đề nghị Bộ Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn tổ chức khảo sát, đánh giá, quy hoạch ổn định và lâu dài các vùng trồng điều. Trong điều kiện khó gia tăng diện tích, đề nghị giải pháp hợp tác, phát triển vùng nguyên liệu tại Campuchia và Nam Lào. Hơn nữa, hỗ trợ cho nông dân trồng điều Việt Nam.

Chín là, đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao và các cơ quan ngoại giao, thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tăng cường thông tin về thị trường, khách hàng, xu hướng tiêu dùng và các rủi ro về thương mại tại các thị trường nước ngoài và hỗ trợ doanh nghiệp ngành điều khi gặp khó khăn.

Xem thêm

Xuất khẩu điều quý I/2022 giảm nhẹ

Xuất khẩu điều quý I/2022 giảm nhẹ

Sau thời gian ứng phó dịch bệnh COVID-19, các thị trường nhập khẩu hạt điều của Việt Nam có sự biến động, kéo theo xuất khẩu hạt điều cũng chịu sự ảnh hưởng.

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...