Người Việt chi 3 đến 4 tỷ USD cho du học mỗi năm

Số lượng học sinh sinh viên của chúng ta ra nước ngoài học tập, nghiên cứu mỗi năm mất khoảng 3 tỷ USD. Đây là nguồn tiền rất lớn. Bộ trưởng Nhạ trả lời chất vấn.
Người Việt chi 3 đến 4 tỷ USD cho du học mỗi năm

ĐB Nguyễn Văn Thân đặt câu hỏi: Hiện nay, tình trang gửi con em ra nước ngoài rất nhiều, trong đó có cả học bổng và phải trả tiền. Hơn nữa, các trường ở các nước đã mở ở Việt Nam với học phí khá cao. Tôi được biết học phí của trường ngoại ở nước ta một năm lên đến 400 triệu đến 500 triệu đồng. Bộ trưởng suy nghĩ gì về điều này, giải pháp của Bộ như thế nào để các nhà đầu tư là doanh nghiệp tham gia vào giáo dục?

Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Việc đưa con em đi ra nước ngoài học tập không chỉ vì nhiều gia đình có kinh tế khá giả mà nó còn liên quan đến văn hóa của người Việt. Trong xu thế chung của thế giới, người dân nước đang phát triển thường gửi con em mình đến các nước phát triển để nhận được điều kiện tốt hơn.

Chúng ta hiện nay có chính sách tốt bởi Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến giáo dục. Vấn đề cần là sự tham gia của các thành phần kinh tế vào giáo dục Việt Nam.

Theo nguồn thống kê không chính thức, số lượng học sinh sinh viên của chúng ta ra nước ngoài học tập, nghiên cứu mỗi năm mất khoảng 3 tỷ USD. Đây là nguồn tiền rất lớn. Chúng tôi đã tham mưu Chính phủ đề án các nguồn lực xã hội, nguồn lực tư nhân vào giáo dục. Vấn đề là làm sao để giáo dục trong nước tốt, người dân không phải gửi con ra nước ngoài.

Đến nay, chính phủ đã có chính sách huy động các nguồn lực, đến nay, các tập đoàn kinh tế lớn đã đầu tư ttong giáo dục. Đối với xã hội hóa giáo dục, chúng tôi yêu cầu hàng đầu là chất lượng, chương trình tiên tiến, chuẩn quốc tế. Tới đây trong sửa luật giáo dục, đại học chúng tôi rất ưu tiên vấn đề huy động các nguồn lực làm giáo dục.

Sáng nay 6/6, Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ đăng đàn trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. 

Ba nhóm vấn đề các đại biểu quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gồm: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học, giáo dục phổ thông; công tác quản lý giáo dục mầm non; giải pháp khắc phục tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống cho giáo viên và học sinh trong nhà trường.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, bộ trưởng các bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Nội vụ và các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...