Nguyên liệu “bột trà Ô long Tea” bị phát hiện nhiễm chì và thạch tín cực nặng?

Bản xét nghiệm của phòng thí nghiệm nổi tiếng SGS, Thượng Hải, Trung Quốc đã cho ra kết quả giật mình: Hàm lượng chì trong nguyên liệu bột trà Ô long Tea cao gấp 46 lần, hàm lượng thạch tín (Arsen) ca
Nguyên liệu “bột trà Ô long Tea” bị phát hiện nhiễm chì và thạch tín cực nặng?

Bản xét nghiệm của phòng thí nghiệm nổi tiếng SGS, Thượng Hải, Trung Quốc đã cho ra kết quả giật mình: Hàm lượng chì trong nguyên liệu bột trà Ô long Tea cao gấp 46 lần, hàm lượng thạch tín (Arsen) cao gấp 180 lần.

Nguyên liệu “bột trà Ô long Tea” bị phát hiện nhiễm chì và thạch tín cực nặng? ảnh 1
Kết quả xét nghiệm của SGS cho thấy bộ trà Oolong Tea bị nhiễm chì (Pb) và thạch tín (Arsenic) rất nặng

Mới đây, phiếu kiểm nghiệm của Trung tâm xét nghiệm SGS Thượng Hải, Trung Quốc đã bị rò rỉ trên mạng internet. Đây là xét nghiệm với nguyên liệu “Instant Oolong Tea Sun60”, cho ra kết quả xét nghiệm là:– Hàm lượng thạch tín (Arsenic) ở mức 1,8 mg/kg (giới hạn phát hiện quy định là 0,01mg/kg).– Hàm lượng Chì (pb) ở mức 0,23 mg/kg (giới hạn phát hiện quy định là 0,005mg/kg).Như vậy, hàm lượng thạch tín trong Oolong Tea vượt đến 180 lần, còn hàm lượng chì vượt 46 lần so với giới hạn. Đây thực sự là những con số khủng khiếp với sức khỏe con người.“Oolong Tea Sun60” được nhắc trong bản xét nghiệm của SGS trên thị trường vẫn được gọi là “bột trà ô long tea” để pha chế trà ô long đóng chai.Nguyên liệu bị phát hiện nhiễm chì và thạch tín này do Công ty Shenzen Shenbao Huacheng Tech Co.,Ltd của Trung Quốc gửi đến kiểm nghiệm. Xét nghiệm này được hoàn thành vào ngày 26/2/2016. Tuy nhiên, có vẻ như kết quả đã được Shenzen giấu kín.Shenzen cũng chính là nhà cung cấp nguyên liệu bột trà để sản xuất nước uống đóng chai mang tên “trà ô long tea” cho 1 doanh nghiệp nước giải khát nước ngoài đang kinh doanh ở Việt Nam.Tháng 5/2016, ở Việt Nam đã xảy ra “khủng hoảng chì” với 2 sản phẩm nước uống C2 và Rồng đỏ. Hai sản phẩm của Công ty URC Philipines bị phát hiện có hàm lượng chì vượt ngưỡng cho phép. Bộ Y tế cùng nhiều cơ quan chức năng đã vào cuộc và quyết định dừng lưu thông nhiều lô hàng, xử phạt 6 tỷ đồng. Hai sản phẩm nước Rồng đỏ và C2 đã phải đối mặt với làn sóng tẩy chay lớn chưa từng có của người tiêu dùng.Tuy nhiên, cho đến nay, khủng hoảng chì vẫn lởn vởn trong tâm trí người tiêu dùng khi mà những vấn đề của nó vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Nhiều sản phẩm nước C2, Rồng đỏ nhiễm chì vẫn trôi nổi trên thị trường. Đi kèm với đó là nghi án URC hối lộ tiền tỷ cho cơ quan kiểm nghiệm cũng chưa có câu trả lời cuối cùng.

Theo Khang Dương/Công Luận

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…