Nhà báo Nguyễn Minh Đức: "Báo chí chính là người bạn đồng hành của doanh nghiệp"

Nhân kỷ niệm Ngày báo chí Cách Mạng Việt Nam (21/6), Nhà báo - Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Minh Đức đã có những chia sẻ và suy nghi về vị trí và vai trò của báo chí trong sự phát triển
Nhà báo Nguyễn Minh Đức: "Báo chí chính là người bạn đồng hành của doanh nghiệp"

Trong thời gian qua, Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cam kết xây dựng một Chính phủ kiến tạo, đồng hành với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng có sự tự tin để nâng cao sức mạnh tự thân, sẵn sàng cạnh tranh… Theo ông, báo chí đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển ấy?

Không phải bây giờ mà từ khi có công cuộc đổi mới 1986, báo chí luôn là người bạn đồng hành với doanh nghiệp, chia sẽ khó khăn, động viên khi doanh nghiệp gặp rủi ro và đặc biệt là, có nhiều bài báo lên tiếng, bênh vực, bảo vệ, giải oan…khi doanh nghiệp “lâm nạn”. Nhưng theo tôi, điều quan trọng nhất trong thời gian qua là, báo chí đã phản ánh được ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp, phát hiện những bất cấp về chính sách, phản biện chính sách để xây dựng một môi trường kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp. Việc Quốc hội ban hành Luật Doanh nghiệp, không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước và gần đây là Đảng ban hành Nghị quyết về kinh tế tư nhân đã thể hiện sự tiến bộ vượt bậc về mặt hoàn thiên thể chế cho doanh nghiệp phát triển. Trong quá trình đó, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của báo chí.

Ông có thể đưa ra một đánh giá ngắn gọn về mối quan hệ giữa báo chí và DN hiện tại?

Có thể tự tin mà nói rằng, báo chí chính là người bạn đồng hành của doanh nghiệp. Báo chí giúp đỡ, hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh và ngược lại doanh nghiệp cũng tạo điều kiện cung cấp thông tin và là “mạnh thường quân” để báo chí có điều kiện phát triển.

Báo chí, truyền thông có vai trò rất lớn trong sự phát triển, lớn mạnh của DN. Tuy nhiên, cũng đã có nhiều trường hợp thông tin trên báo chí gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp là mối quan hệ win – win?

-Nhân ngày báo chí cách mạng ViệtNam 21/6, chúng ta không né tránh một thực trạng là, một số tờ báo, một số phóng viên đã lợi dụng danh nghĩa nhà báo, nhũng nhiễu, đe doạn doanh nghiệp để trục lợi. Nhưng đó là những “con sâu làm rầu nồi canh”. Có một số tờ báo, vô tình hoặc hữu ý, đã đưa những thông tin bất lợi cho doanh nghiệp, cá biệt có trường hợp thông tin báo chí sai sự thật đã đẩy doanh nghiệp vào hoàn cảnh rất khó khăn, thậm chí có nguy cơ phá sản…

Tôi cho rằng, để triệt tiêu được vấn nạn này, các tổng biên tập, các nhà báo viết về lĩnh vực pháp luật, kinh tế, doanh nghiệp, doanh nhân phải thực sự là những người có nhân tâm, có tri thức để chia sẽ khó khăn với doanh nghiệp, triệt tiêu các hành vi lợi dụng báo chí làm khó doanh nghiệp để kiếm tiền…

Ngược lại, doanh nghiệp cũng phải thượng tôn pháp luật, làm ăn chân chính và thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin cho báo chí và làm tốt trách nhiệm xã hội. Có như vậy, báo chí và doanh nghiệp mới có một quan hệ tốt đẹp, cùng nhau phát triển.

Vận động chính sách đã được đánh giá một cách đúng mức tại Việt Nam và báo chí được coi là một trong những kênh vận động chính sách hiệu quả nhất. Quan điểm của ông/bà về vấn đề này? Các DN được hưởng lợi gì từ kênh vận động chính sách này?

Có thể các doanh nghiệp đã được hửng lợi nhiều từ vận đồng chính sách thông qua báo chí, nhất là các chính sách về cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, chính sách thuế, hải quan…Nhưng chúng ta không thể loại trừ có những vận động chính sách (thông qua báo chí) vì lợi ích nhóm. Do đó, chính bản thân báo chí và các tòa soan báo cần phải tỉnh táo với những thông tin loại này. Tôi cho rằng, đã đến lúc nhà nước cần phải ban hành văn bản pháp lý quy định công khai, minh bạch về vấn đề này.

Xin cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm