Nhà đầu tư "quyền lực" vừa ăn tối cùng Chủ tịch SSI là ai?

Ông Jan VanEck - CEO quỹ đầu tư danh tiếng VanEck Global - vừa có chuyến thăm Việt Nam và ăn tối cùng Chủ tịch HĐQT SSI Nguyễn Duy Hưng...

Mới đây, ông Jan VanEck - CEO quỹ đầu tư nổi tiếng VanEck Global đã có chuyến công du ngắn ngày tới Việt Nam. Trong đó, ông và các cộng sự đã gặp gỡ thân mật và ăn tối cùng Chủ tịch HĐQT SSI Nguyễn Duy Hưng.

Dù chưa có nhiều thông tin được tiết lộ, nhưng theo chia sẻ của Chủ tịch SSI, sự quan tâm của VanEck Global và của ông Jan VanEck đối với Việt Nam là minh chứng rõ ràng cho tiềm năng dài hạn của thị trường tài chính cũng như thị trường tài sản số nước ta.

screenshot-2025-03-17-at-144925.png

Trong giới tài chính, VanEck Global vẫn luôn được ví như một “gã khổng lồ” trong ngành quản lý đầu tư với tổng tài sản quản lý hiện lên đến 113,8 tỷ USD (tính đến cuối năm 2024). Công ty khẳng định được vị thế hàng đầu trên thị trường tài chính toàn cầu thông qua danh mục đầu tư đa dạng và khả năng nhanh chóng nắm bắt cơ hội trong nhiều lĩnh vực.

HÀNH TRÌNH ĐẦU TIÊN

Ông Jan VanEck - con trai của nhà sáng lập VanEck Global, ông John C. VanEck - Jan van Eck hiện là Chủ tịch, Giám đốc Điều hành và là chủ sở hữu của Van Eck Associates Corporation. Ngoài ra, ông cũng giữ vai trò Chủ tịch và Giám đốc Điều hành của Van Eck Securities Corporation. Đồng thời, ông còn là Người ủy thác, Chủ tịch và Giám đốc Điều hành của VanEck ETF Trust, VanEck Funds và VanEck VIP Trust.

Ông Jan van Eck được sinh ra và lớn lên tại thành phố New York (Mỹ). Ông từng theo học chuyên ngành kinh tế tại Williams ColleMỹ ge, đồng thời trải nghiệm thêm nhiều lĩnh vực khác nhau như lịch sử, triết học và nhiếp ảnh.

Cha của ông, ông John C. VanEck cũng từng khuyên con trai nên lựa chọn nghề nghiệp mà mình thật sự yêu thích, nếu không thì chẳng có ý nghĩa gì để theo đuổi. Dù luôn rộng cửa chào đón con trai về công ty gia đình, nhưng ông John C. VanEck không hề áp đặt con trai phải nối nghiệp.

Nhưng ngay từ thuở nhỏ, ông Jan VanEck đã được nghe nhiều câu chuyện từ cha mình về tài chính và đầu tư, từ đó khơi dậy trong ông mong muốn hiểu sâu hơn về những chủ đề này.

maxresdefault.jpg

Công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp đại học của ông Jan VanEck là tại Viện Brookings, làm việc cùng một giáo sư nghiên cứu về kinh tế vĩ mô. Trải nghiệm này giúp ông nhận ra mình không muốn theo đuổi con đường học thuật. Sau đó, ông rời Brookings để tham gia tình nguyện cho chiến dịch tranh cử của nghị sĩ Mỹ Ed Zschau tại Mountain View, Silicon Valley.

“Tôi đã học được nhiều điều từ Silicon Valley, đặc biệt là sự năng động của các doanh nghiệp và cách họ thích nghi với hoàn cảnh thay đổi”, ông Jan VanEck chia sẻ.

Trong các buổi gây quỹ của chiến dịch, ông đã tình cờ gặp gỡ được nhiều doanh nhân công nghệ. Một người trong số họ tâm sự với ông về việc đưa công ty mình lên sàn chứng khoán, sau đó lại thành lập công ty khác nhưng không may phá sản. “Điều làm tôi ngạc nhiên là vị doanh nhân ấy không hề tỏ ra buồn bã, thậm chí còn có vẻ thoái mái với vấn đề phá sản. Và tôi nhận ra đó là một phần của thế giới khởi nghiệp và đầu tư mạo hiểm. Những câu chuyện đó nghe thật thú vị”, ông VanEck kể lại trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg.

Cảm thấy như được truyền cảm hứng, ông Jan VanEck quay lại bờ Đông để gia nhập công ty gia đình. Ông làm việc khoảng một năm tại VanEck trước khi quyết định trở lại bờ Tây học luật tại Đại học Stanford. “Tôi thấy mình có quá ít hiểu biết về luật pháp và tôi tin rằng học luật sẽ giúp mình có thêm nền tảng trước khi dấn thân vào thương trường”, ông Jan VanEck cho biết.

TRỞ VỀ VÀ KẾ THỪA

Sau khi nắm trong tay chiếc bằng danh giá, ông Jan VanEck một lần nữa về với công ty gia đình vào năm 1991 và chính thức bắt đầu sự nghiệp tài chính của mình. Lúc đó, quy mô tài sản của công ty vẫn chỉ ở mức khiêm tốn. Do vậy, ông Jan cùng đội ngũ lãnh đạo tập trung tái đầu tư và chấp nhận mức lương thấp để tạo điều kiện cho công ty. Đến nay, dù công ty đã quản lý hơn trăm tỷ USD tài sản, ông vẫn luôn ưu tiên chiến lược tái đầu tư để mở rộng.

Một bước ngoặt lớn đến vào năm 2006, khi ông Jan VanEck dẫn dắt công ty trở thành một trong những đơn vị đầu tiên ở Phố Wall ra mắt quỹ ETF sau hai năm hoàn tất thủ tục với SEC. Các quỹ ETF nhanh chóng bùng nổ sau đó.

mw-ig910-jan-va-zg-20200520155050.jpg

Ngoài cha mình, ông Jan còn có hai người thầy, người cố vấn mà ông vô cùng kính trọng. Một là ông Phil DeFeo - cựu CEO của VanEck và từng là lãnh đạo cấp cao tại Fidelity, đồng thời điều hành Sàn giao dịch chứng khoán Thái Bình Dương (Pacific Stock Exchange) trước khi sáp nhập vào Sàn chứng khoán New York năm 2006. Ông DeFeo đã hướng dẫn cho Jan VanEck cách xây dựng quy trình kinh doanh chặt chẽ, xây dựng danh sách kiểm tra và tổ chức vận hành sao cho tránh lặp lại sai lầm. “Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực tế nhiều người không có tư duy quy trình, dẫn đến lỗi lặp đi lặp lại”, ông Jan VanEck từng nhận xét.

Người thứ hai là ông Rodger Lawson - cựu CEO của Fidelity - người đã chỉ cho Jan VanEck biết "lúc nào nên tăng tốc, lúc nào nên phanh lại". Ông Jan VanEck áp dụng chiến lược này sau khi quỹ ETF đầu tiên của công ty, GDX, thành công. Ông cũng tập trung đẩy mạnh chi tiêu quảng bá để mở rộng quỹ.

“Đôi khi, gió ngược chiều thì phải giữ nguồn lực cẩn thận, nhưng lúc thuận lợi thì phải dám bứt phá. Điều khó nhất là biết khi nào nên chuyển đổi chiến thuật”, ông Jan VanEck chia sẻ.

Khi công ty đã vượt qua giai đoạn khó khăn, ông Jan VanEck bắt đầu hướng đến hoạt động từ thiện, chủ yếu đóng góp cho các trường đại học để mở thêm các khóa học về lịch sử chủ nghĩa tư bản - một chủ đề ông cho rằng bị thiếu hụt trong nền giáo dục Mỹ.

Ngoài tài chính truyền thống, ông Jan VanEck còn rót vốn cá nhân vào Social Leverage - một quỹ đầu tư mạo hiểm chuyên hỗ trợ các startup fintech - được sáng lập bởi nhà quản lý quỹ đầu cơ, nhà phân tích tài chính và nhà đầu tư thiên thần Howard Lindzon.

Có thể bạn quan tâm

Cổ phiếu dệt may tiếp tục toả sáng

Cổ phiếu dệt may tiếp tục toả sáng

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch ngày hôm nay (27/5) tiếp tục ghi nhận sắc xanh lan rộng ở nhóm cổ phiếu dệt may. Sự khởi sắc này không chỉ là sự tiếp nối của diễn biến tích cực từ phiên trước đó, mà còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi tín hiệu đầy bất ngờ từ Tổng thống Mỹ Donald Trump...

Tôn Đông Á tái khởi động kế hoạch lên sàn HOSE, mạnh tay chia cổ tức và huy động vốn

Tôn Đông Á tái khởi động kế hoạch lên sàn HOSE, mạnh tay chia cổ tức và huy động vốn

Sau khi lỡ hẹn với sàn HOSE vì khoản lỗ bất ngờ năm 2022, Tôn Đông Á đang khởi động lại lộ trình chuyển sàn và mở rộng quy mô vốn. Không chỉ điều chỉnh kế hoạch cổ tức theo hướng “hào phóng” hơn, doanh nghiệp còn lên hàng loạt phương án tăng vốn qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu và ESOP...

HOSE liệt kê 67 cổ phiếu bị “treo” margin

HOSE liệt kê 67 cổ phiếu bị “treo” margin

Trên thị trường chứng khoán có tới 67 mã đang bị “treo” margin tính đến ngày 23/5/2025. Những lý do phổ biến trải rộng từ lỗ lũy kế, kiểm toán từ chối báo cáo tài chính, chậm công bố thông tin đến việc nằm trong diện cảnh báo, kiểm soát hay thậm chí vi phạm pháp luật...

Một công ty khai thác cảng bị xử phạt hơn 327 triệu đồng

Một công ty khai thác cảng bị xử phạt hơn 327 triệu đồng

Mặc dù đang ngập trong thua lỗ với khoản lỗ sau thuế kỷ lục lên tới 122,6 tỷ đồng chỉ trong quý 1/2025 và lỗ lũy kế vượt 150 tỷ đồng, Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An vẫn tiếp tục gây chú ý khi bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính tổng cộng hơn 327 triệu đồng...

Uỷ ban Chứng khoán “rút lại” hai quyết định quan trọng với APG

Uỷ ban Chứng khoán “rút lại” hai quyết định quan trọng với APG

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thu hồi hai quyết định quan trọng từng cấp phép cho Công ty Cổ phần Chứng khoán APG. Động thái này diễn ra trong bối cảnh APG liên tục biến động về cơ cấu cổ đông, chịu án phạt vi phạm hành chính và đối mặt với nhiều thách thức kinh doanh...

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

Chỉ trong chưa đầy hai tuần kể từ khi VPBank công bố mời nhóm nhạc Hàn Quốc G-Dragon và nữ ca sĩ CL, cựu trưởng nhóm 2NE1 đến Việt Nam biểu diễn, giá cổ phiếu ngân hàng này đã bật tăng mạnh, kéo vốn hóa thị trường vọt thêm hơn 7.000 tỷ đồng...

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bối cảnh ngành bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, một điểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính quý 1/2025 của nhiều doanh nghiệp là tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đang ở mức rất cao, trong số đó, có các cái tên nổi bật như An Gia, Đất Xanh và Vinhomes...