Nhà sáng lập Daum Lee Jae- Woong tiết lộ bí quyết trở thành kỳ lân công nghệ đầu tiên của Hàn Quốc khi khởi nghiệp ở độ tuổi 27

“Khi mọi người ai cũng nghĩ con đường của mình đi rất khó khăn, không thể làm được thì đó lại chính là cơ hội lớn nhất để mình phát triển dù phải trải qua nhiều khó khăn, rủi ro”.
Nhà sáng lập Daum Lee Jae- Woong tiết lộ bí quyết trở thành kỳ lân công nghệ đầu tiên của Hàn Quốc khi khởi nghiệp ở độ tuổi 27

Ông Lee Jae - Woong

Ông Lee Jae-Woong, nhà sáng lập Daum - một trong những công ty kỳ lân về công nghệ đầu tiên ở Hàn Quốc chia sẻ tại Forbes Summit 2019.

Khởi nghiệp năm 26 tuổi với startup Daum - hiện đây là một trong số các cổng thông tin internet lớn nhất Hàn Quốc, doanh thu hàng trăm triệu USD mỗi năm, nhà sáng lập Lee Jae-Woong (sinh năm 1968) đã “leo những ngọn núi” không hề dễ dàng. Hiện ông là người sáng lập 3 quỹ đầu tư Sopoong YellowDog và Soqri.

Khi khởi nghiệp, mẹ khóc rất nhiều, còn ba thì đồng ý nhưng nghĩ không thể trụ nổi một năm

Tại sự kiện Forbes Summit 2019, ông Lee Jae-Woong chia sẻ, thời điểm đó ở Hàn Quốc, việc quyết định đi khởi nghiệp, làm doanh nghiệp như tôi là điều bất hợp lý, bởi đa số những người trẻ tốt nghiệp đều đi làm thuê ở các tập đoàn lớn với mức lương khá ổn.

Năm 1995, khi 27 tuổi, Lee Jae-Woong thành lập công ty Daum. “Tôi không chỉ bị người ngoài nói ra nói vào mà ngay cả ba mẹ mình cũng không tin tưởng. Khi nói chuyện với mẹ về ý định khởi nghiệp, bà đã khóc rất nhiều. Khóc vì lo lắng cho con đường con trai chọn sẽ rất khó khăn. Còn ba thì đồng ý với mình nhưng luôn nói với mẹ: Nó sẽ không trụ nổi một năm đâu, cỡ nào cũng phải đi làm thuê thôi”, ông Lee nhớ lại.

Theo ông Lee, giai đoạn đó bản thân ông đã phải đấu tranh với bản thân và chính gia đình mình. “4 năm đầu tiên vô cùng khó khăn nhưng tôi luôn đặt công ty của mình trong bối cảnh phát triển toàn cầu. Dần dà, khi thị trường hiểu ra, tôi bắt đầu nhận được khoản đầu tư đầu tiên với số tiền nhỏ thôi”, ông Lee Jae - Woong cho biết.

Khó khăn lớn nhất thời điểm đó, theo ông Lee là xã hội chưa phát triển để hỗ trợ cho startup, gia đình cũng không ủng hộ. Nhà đầu tư họ không quan tâm đến công nghệ, xã hội thì không quan tâm đến doanh nghiệp nhỏ. Trong khi với tuổi đời 27 tuổi rất khó khăn để thu hút được quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc ít ra làm nó hoạt động được ở Hàn Quốc cũng vô cùng chật vật. Tuy vậy, sau 4 năm cầm cự, Daum đã nhận được số tiền đầu tư vài triệu USD từ một quỹ đầu tư của Đức.

“Tôi đã nói chuyện rất nhiều với các NĐT tại Hàn Quốc nhưng họ không hiểu và không quan tâm về công nghệ. Tôi trình bày cho họ hiểu về công nghệ, họ nói thẳng: Tôi không quan tâm đến công nghệ, chỉ quan tâm đến da (đồ da làm thắt lưng)”, ông Lee nhớ lại.

“Thời gian sau đó, tôi tìm cách tiếp cận quỹ đầu tư quốc tế. Tôi gửi email, tìm cách thuyết phục quỹ đầu tư Đức. Tôi nói với họ rằng, chúng tôi có công nghệ tốt nhưng khó khăn của chúng tôi là tài chính. Rất may họ hiểu ra và xem công ty của tôi đang tạo ra giá trị cho tương lai nên họ đồng ý rót vốn vài triệu đô la mỹ. Dù số tiền không lớn nhưng chúng làm thay đổi Daum, thay đổi cả cách nhìn của những NĐT Hàn Quốc lúc bấy giờ. NĐT trong nước bắt đầu dịch chuyển mối quan tâm của họ sang lĩnh vực công nghệ”, ông Lee chia sẻ.

Thứ duy nhất từ que diêm nhỏ tạo nên ngọn lửa lớn là niềm tin

Sau khi nhận được khoản đầu tư của quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế, trong vòng 5 năm, ông Lee Jae -Woong đã đưa Daum phát triển thành kỳ lân trong lĩnh vực công nghệ đầu tiên ở Hàn Quốc.

Từ một doanh nghiệp startup nhỏ được thành lập năm 1995 với 3 người sáng lập, 20 người làm việc ở độ tuổi 24-28 tuổi. Đến năm 2000, Daum niêm yết trên sàn, trở thành công ty 10 tỉ USD với 4.000 nhân viên được tuyển dụng làm việc. Ông Lee tiết lộ, có một số triệu phú và tỉ phú đã phát triển đi lên từ Daum.

Dù bắt đầu với muôn vàn khó khăn nhưng nhà sáng lập Daum lại luôn nghĩ lớn ngay từ đầu. Đó được xem là bí quyết của ông Lee Jae - Woong. “Có lẽ, thời điểm đó tôi quyết định ra làm riêng là bởi có nhiều cảm hứng từ những tấm gương của doanh nhân Mỹ. Có nhiều công ty mỹ khởi nghiệp ở lĩnh vực công nghệ để đã thành công. Mình có công nghệ rồi, có cả cơ hội nữa tại sao lại không thử làm”, ông Lee bộc bạch, nhớ lại.

Ông Lee chia sẻ tại Forbes Summir 2019

“Tôi nghĩ, thứ duy nhất giúp mình đạt được ước mơ và thành công là lòng tin. Nếu tôi không tin và dám nghĩ lớn ngay từ đầu có lẽ sẽ không có được Daum như ngày hôm nay. Ngay từ đầu, tôi nghĩ Daum có thể trở thành công ty cấp độ quốc tế. Quan trọng nhất, không chỉ có học thức hay bằng cấp mà phải có lòng tin sâu sắc vào con đường mình đi”, ông Lee Jae - Woong nhắn nhủ và nhấn mạnh: “Khi ai cũng nghĩ con đường mình đi sẽ rất khó khăn thì đó lại chính là cơ hội lớn nhất để mình vươn lên dù phải đối mặt với rủi ro”.

Giới trẻ Việt Nam đang có cơ hội rất lớn

Theo ông Lee, hiện giới trẻ khởi nghiệp ở Việt Nam rơi vào độ tuổi 30 bằng với độ tuổi trung bình của những nhà khởi nghiệp Hàn Quốc thời điểm năm 1995. Ông đã chỉ ra sự tương đồng của phong trào khởi nghiệp ở Hàn Quốc năm 1995 với Việt Nam ở hiện tại. Đó là cơ cấu dân số trẻ, sự ham thích công nghệ, nền tảng văn hóa giống nhau, cùng muốn xây dựng mô hình doanh nghiệp dịch vụ, tạo giá trị xã hội. Sự tương đồng còn thể hiện ở việc các bạn trẻ Việt Nam hiện nay bắt đầu hứng khởi với phong trào khởi nghiệp, và các NĐT mạo hiểm cũng bắt đầu quan tâm đến mạnh đến Việt Nam.

“Nếu giới trẻ Hàn Quốc giai đoạn trước phải đi từ từ, từng bước một để tiếp cận với công nghệ thì ở Việt Nam hiện nay có nhiều cơ hội để “nhảy vọt”, có thể làm tất cả mọi thứ cùng lúc. Bởi giới khởi nghiệp Việt Nam hiện có nền tảng cơ sở hạ tầng di động tốt, có công nghệ thông tin, công nghiệp 4.0, có sự thông minh, chăm chỉ và có lượng người tiêu dùng khổng lồ. Chưa kể, ở Việt Nam có môi trường tốt, sự hỗ trợ từ chính phủ, xã hội, cộng đồng thì việc tạo ra được những công ty tốt nhất trong tương lai gần không hề khó”, ông Lee nhấn mạnh.

“Tôi nghĩ đây là thời điểm tốt để các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam nghĩ nhiều về công nghệ và phát triển thành các công ty lớn. Còn về phía nhà nước thì tôi nghĩ không nên làm gì cả, ngoại trừ đầu tư vào cơ sở hạ tầng vững chắc, giảm thiểu tủ tục hành chính để làm bệ phóng cho các doanh nghiệp startup phát triển”.

Có thể bạn quan tâm

Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hanel bà Bùi Thị Hải Yến phát biểu

Hành trình 40 năm Hanel: Ngọn cờ tiên phong, bền bỉ cống hiến

Trải qua 40 năm không ngừng sáng tạo và phát triển, Hanel đã khẳng định vai trò tiên phong trong ngành công nghiệp công nghệ cao, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, đồng hành cùng sự phát triển của Thủ đô và cả nước…

Top 100 Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024

Vinh danh doanh nghiệp tiên phong trong hành trình chuyển đổi xanh

Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố danh sách 100 doanh nghiệp bền vững tiêu biểu, ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp…

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại sự kiện

17 doanh nghiệp Việt Nam giành giải UN Women WEPs Awards 2024

17 doanh nghiệp Việt Nam đã vinh dự nhận được danh hiệu WEPs Awards 2024 của UN Women cho những sáng kiến đổi mới và đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững tại Việt Nam…

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ số, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều đang tích cực ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới...