Nhiều cổ phiếu có thể không bị hủy niêm yết nhờ "kim bài miễn tử"?

Những khoản lãi khiêm tốn và chủ yếu đến từ hoạt động khác chứ không phải hoạt động kinh doanh chính trong năm 2019 có thể khiến một số doanh nghiệp “thoát án” hủy niêm yết.
Nhiều cổ phiếu có thể không bị hủy niêm yết nhờ "kim bài miễn tử"?

Lỗ liên tiếp trong 2 năm 2017 và 2018, nếu năm 2019 CTCP Nông Nghiệp và Thực phẩm Hà Nội – Kinh Bắc (mã: HKB) sẽ nằm trong diện cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc. Tuy nhiên, BCTC quý IV/2019 của công ty đã gây bất ngờ khi khoản lợi nhuận khác tăng đột biến gấp 117 lần đã giúp Nông Nghiệp và Thực phẩm Hà Nội – Kinh Bắc lãi ròng hơn 2 tỷ đồng.

Điều này đã giúp cho cổ phiếu HKB thoát khỏi nguy cơ bị hủy niêm yết trên HNX. Công ty cho biết khoản lãi khác này là do phát sinh thu nhập bất thường từ các khoản vay nợ không phải trả.

Tương tự, tại CTCP Công nghiệp Gốm sứ Taicera (mã: TCR) khi trải qua 10 quý lỗ liên tiếp mới “án” hủy niêm yết trao lơ lửng nhưng công ty đã bất ngờ báo lãi cao trong quý III và quý IV/2019 giúp cả năm 2019 lãi ròng gần 7 tỷ đồng.

Theo lý giải của công ty, do tiết giảm được chi phí sản xuất, giá bán bình quân được duy trì cao hơn cùng kỳ, đồng thời công ty đã xử lý xoá khoản phải trả nước ngoài đã lâu và điều chỉnh khoản hao hụt nguyên liệu nên lãi khác tăng.

Tiếp đó là CTCP Khoáng sản Á Cường (mã: ACM), theo đó mặc dù quý 4 không phát sinh đồng doanh thu nào nhưng ACM lại ghi âm tới 10 tỷ đồng chi phí quản lý doanh nghiệp giúp quý IV có lãi tới 7,4 tỷ đồng và lãi cả năm 2019 đạt 204 triệu đồng – trong khi trước đó vào 2017 và 2018 Khoáng sản Á Cường lần lượt báo lỗ 27 tỷ đồng và 83 tỷ đồng.

Công ty cho biết do quý 4 đã thực hiện hoàn nhập một phần khoản trích dự phòng phải thu khó đòi năm 2018 do thu hồi được nợ từ Công ty TNHH Đầu tư phát triển DHA Hà Nội và công ty TNHH Lê Giang.

Đối với trường hợp của Petroland, doanh nghiệp này không chỉ báo lỗ 2 năm 2017 và 2018, tháng 10/2019, Chủ tịch HĐQT của công ty còn bị miễn nhiệm và bị bắt tạm giam do lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ.

Ông Chính đã ký hàng chục hợp đồng với ưu đãi về phí dịch vụ khiến cho công ty bị thua lỗ nhiều tỷ đồng. Kết thúc 9 tháng đầu năm 2019, Petroland ghi nhận mức lỗ hơn 5 tỷ đồng, tuy nhiên ngay sau đó Petroland đã tiến hành thay máu lãnh đạo cấp cao và sang quý IV/2019 Petroland bất ngờ có 6,7 tỷ đồng lãi từ hoạt động khác giúp xóa lỗ 9 tháng và cả năm có lãi 705 triệu đồng. Giải trình về khoản lãi khác này Petroland cho biết đây là khoản hoàn trả nguyên trạng các hợp đồng tư vấn của giai đoạn trước.

Nhờ ghi nhận khoản lợi nhuận từ thanh lý tài sản cố định, CTCP Chế tạo máy Dzĩ An (mã: DZM) đã thoát lỗ trong năm 2019 với khoản lợi nhuận ròng đạt 1,9 tỷ đồng.

Thực tế, những khoản lợi nhuận này sẽ là tấm “kim bài miễn tử” của các doanh nghiệp đang đứng trên bờ vực bị hủy niêm yết. Tuy nhiên, đây mới chỉ là báo cáo tự lập, lợi nhuận có thực tế hay không cần phải chờ BCTC kiểm toán mới có thể khẳng định “thoát án”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...